3.2.2. Thực hiện tốt các nội dung quản lý đảng viên là cán bộ, công chức phường ở thành phố Hà Nội phường ở thành phố Hà Nội
- Tăng cường quản lý diễn biến tư tưởng:
Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò to lớn của tư tưởng đối với từng con người nói chung và mỗi đảng viên là cán bộ, công chức phường nói riêng. Tư tưởng có tác dụng dẫn dắt hành động, nếu nhận thức đúng thì hành động sẽ đúng, ngược lại nhận thức sai
lầm sẽ đưa hành động tới những vấp váp, sai lầm. Thực tiễn cho thấy, những hành vi tiêu cực xuất hiện trong đội ngũ đảng viên trước tiên là sự sai lầm nhận thức, thoái hóa về tư tưởng. Chính vì thế, việc theo dõi, nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đảng viên là cán bộ, công chức phường ở thành phố Hà Nội là một đòi hỏi trong công tác quản lý của các đảng ủy phường. Trong cách nắm bát tư tưởng của đảng viên là cán bộ, công chức phường chú ý các biện pháp sau;
- Thông qua phát ngôn, phát biểu của đảng viên tại các diễn đàn; - Thông qua bài viết thể hiện chính kiến của đảng viên;
- Thông qua cách cư xử của đảng viên với công việc, với đồng chí, đồng nghiệp và những người xung quanh.
- Quản lý tốt hoạt động của đảng viên là cán bộ, công chức phường
Con người biểu hiện rõ nhất trong hoạt động thực tiễn, phẩm chất, năng lực đều phải thông qua hoạt động để nhận biết. Chính vì thế, quản lý hoạt động của đảng viên là cán bộ, công chức phường ở thành phố Hà Nội là nhiệm vụ quan trọng của các đảng ủy phường, nhất là trong điều kiện hiện nay.
Cần tăng cường theo dõi, quản lý đảng viên tại nơi công tác: mỗi đảng viên đều tồn tại trong một tổ chức đảng nhất định và chịu sự quản lý trực tiếp của tổ chức đảng đó. Đảng ủy các phường cần thông qua nơi công tác của đảng viên để nắm thông tin về việc chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật. Quản lý tại nơi công tác rất phù hợp với đảng viên là cán bộ, công chức phường. Thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá về người đảng viên.
Kiểm tra giám sát chặt chẽ những việc được làm và việc không được làm đối với đảng viên đang là cán bộ, công chức theo Quy định số 15 như sau:
1. Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, bệnh viện tư, trường học tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
3. Không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.
4. Không được mượn danh nghĩa người khác để sản xuất, kinh doanh; không được để vợ, chồng, con lợi dụng chức vụ, quyền hạn và uy tín của mình để làm kinh tế tư nhân.
5. Được góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, mua cổ phần của công ty cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
- Thực hiện nghiêm chế độ quản lý đảng viên là cán bộ, công chức phường tại nơi cư trú: Ngoài thời gian làm việc tại cơ quan có tổ chức đảng nơi công tác theo dõi, còn lại khoảng thời gian rất dài, đảng viên làm những gì tổ chức đảng cũng cần nắm chắc. Đảng ủy các phường không thể đủ sức quán xuyến hết những hoạt động khác của đảng viên nên phải thông qua tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, quần chúng sinh sống cùng đảng viên tại nơi cư trú để quản lý.
- Quản lý chặt các quan hệ xã hội của đảng viên là cán bộ, công chức phường:
Quan hệ xã hội của đảng viên là những quan hệ mà họ tiến hành trong hoạt động công tác theo chức trách, nhiệm vụ và trong đời sống xã hội. Việc quản lý các quan hệ xã hội của đảng viên là một yêu cầu khách quan và được thực hiện trong thời gian dài. Trên thực tế đã hình thành cơ chế, phương thức để quản lý các quan hệ xã hội của đội ngũ đảng viên, góp phần giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực để đội ngũ đảng viên là cán bộ, công chức phường hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn cách mạng. Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài, đảng viên hằng ngày, hằng giờ chịu sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp, kể cả những hoạt động chống phá Đảng. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý đảng viên là cán bộ, công chức phường về các quan hệ xã hội cần tiến hành thường xuyên, chặt chẽ bằng nhiều cách, nhiều chiều với cách nhìn “động” và phải chủ động phân tích đầy đủ các quan hệ xã hội cơ bản, thường xuyên của đảng viên. Để các đảng bộ phường ở
Thành phố Hà Nội quản lý tốt các quan hệ xã hội của đội ngũ đảng viên, cần chú ý hơn các vấn đề sau:
+ Nâng cao vai trò của tổ chức đảng ở cơ sở và xác lập thiết chế trong công tác quản lý đội ngũ đảng viên là cán bộ, công chức phường, có nội dung quản lý các quan hệ xã hội. Phải thiết lập và thực hiện chế độ báo cáo lịch trình công tác, nội dung công việc theo chức trách được giao, các quan hệ xã hội cơ bản của đảng viên là cán bộ, công chức phường với cấp ủy. Theo định kỳ, đột xuất cần kiểm tra việc thực hiện chế độ này.
+ Đưa công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc đưa ra những cuộc sinh hoạt của các tổ chức đảng và tổ chức quần chúng một số vụ đảng viên phạm sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất trong quan hệ xã hội để giáo dục đảng viên là cán bộ, công chức phường, ngăn ngừa sai phạm, làm tăng sự tin cậy của nhân dân đối với Đảng, thúc đẩy phát huy vai trò của quần chúng tham gia quản lý các quan hệ xã hội của đảng viên là cán bộ, công chức phường.
Tích cực tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra, giám sát đảng viên là cán bộ, công chức phường thực hiện tốt 19 điều cấm đảng viên không được làm theo Quy định số 115- QĐ/TƯ ngày 12-11-2007 của Bộ Chính trị.
- Quản lý hồ sơ đảng viên là cán bộ, công chức phường :
Hồ sơ đảng viên là tài liệu mật của Đảng, phải được các cấp uỷ và tổ chức đảng xây dựng, quản lý theo đúng Điều lệ Đảng nhằm góp phần ngăn ngừa phần tử xấu chui vào Đảng. Để quản lý tốt đảng viên là cán bộ, công chức phường ở thành phố Hà Nội cần coi trọng cả quản lý hồ sơ đảng viên của họ.
Việc quản lý hồ sợ đảng viên là cán bộ, công chức phường ở thành phố Hà Nội phải theo đúng Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31 - 10 - 2006 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng số 03-HD/BTCTW ngày 29 - 12- 2006 của Ban Tổ chức Trung ương. Trước hết phải bảo đảm đầy đủ các nội dung trong hồ sơ đảng viên gồm:
* Hồ sơ khi được kết nạp Đảng:
+ Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng + Đơn xin vào Đảng
+ Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo + Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công
+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở nếu có.
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và chi uỷ nơi cư trú đối với người vào Đảng.
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ. + Báo cáo của đảng uỷ bộ phận (nếu có)
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng uỷ cơ sở + Quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền. + Lý lịch đảng viên.
+ Phiếu đảng viên.
* Khi đảng viên đã được công nhận chính thức có thêm các tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới + Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị
+ Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên được phân công giúp đỡ
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị
+ Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ + Báo cáo của đảng uỷ bộ phận (nếu có)
+ Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng uỷ cơ sở. + Quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp uỷ có thẩm quyền
+ Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hàng năm
+ Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có)
+ Các quyết định của cấp có thẩm quyền (đảng, chính quyền, đoàn thể) về điều động, bổ sung, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng,…
+ Hệ thống giấy tờ sinh hoạt đảng từ khi vào Đảng
Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.
*Bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đảng viên. Do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, các tài liệu trong hồ sơ đảng viên ở từng thời kỳ có khác nhau nên hồ sơ đảng viên cần được bổ sung, hoàn chỉnh thường xuyên. Đối với những đảng viên được kết nạp vào Đảng từ khi thực hiện quy định số 29-QĐ/TW ngày 2-6-1997 của Bộ Chính trị khoá 8 đến nay, trong hồ sơ đảng viên phải có đủ các tài liệu như quy định trên.