Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy học ngữ văn 9 (Trang 43 - 48)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3.Phương pháp thực nghiệm

Để quá trình TN đạt hiệu quả, chúng tơi tiến hành cách thức như sau: - Đầu tiên, GV hướng dẫn HS cách TLN:

- Bước 2, hướng dẫn HS soạn bài ở nhà. - Bước 3, GV thiết kế bài tập TLN. - Bước 4, thực nghiệm.

- Bước 5, thu thập số liệu. - Bước 6, phân tích số liệu.

Trong khi hướng dẫn HS soạn bài, thỉnh thoảng chúng tơi cĩ thiết kế bài tập hỗ trợ cho các em. Đây là một trong số những bài tập chúng tơi thiết kế để giúp HS chuẩn bị bài mới:

BÀI TẬP DÀNH CHO TIẾT 27

(Đọc văn - Ca dao yêu thương, tình nghĩa)

1. Dịng nào nhận định đúng nhất về ca dao?

a. Là những bài thơ dân gian diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động.

b. Là những bài ca yêu thương tình nghĩa của nhân dân lao động.

c. Là những bài hát than thân, xĩt thương cho số phận bấp bênh của nhân dân lao động.

d. Là những bài ca châm biếm, hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân lao động.

2. Dịng nào nêu đủ nhất đặc điểm ngơn ngữ của ca dao? a. Giản dị, chất chứa tình cảm.

b. Ngắn gọn, giản dị, trong sáng,

c. Thể hiện được các cung bậc tình cảm.

d. Mộc mạc, giàu hình ảnh, chất chứa tình cảm.

3. Điểm khác biệt của ca dao với các văn bản văn học viết là gì? a. Phản ánh đời sống tâm hồn của người lao động.

b. Ngơn ngữ bình dị, gần gũi với đời sống hằng ngày.

c. Sáng tác tập thể của quần chúng nhân dân.

d. Sử dụng cách nĩi của người lao động.

4. Phân tích làm rõ vẻ độc đáo của những hình ảnh biểu trưng truyền thống trong những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa (từ bài 4 đến bài 6 SGK trang 83).

5. Trong bài “Khăn thương nhớ ai”, vì sao cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 dịng thơ? Tìm hiểu giá trị thẩm mỹ của biểu tượng ngọn đèn, đơi mắt.

6. Nối ý ở cột A và cột B để cĩ những khái niệm hồn chỉnh về một số thể loại của văn học dân gian

A B

1. Tục ngữ a. Là những câu thơ dân gian, chủ yếu theo thể lục bát, thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động. 2. Ca dao b. Là những bài thơ dân gian, được hát lên theo những giai

điệu nhất định.

3. Dân ca c. Là những câu nĩi ngắn gọn, cĩ vần điệu, đúc kết những kinh nghiệm về cuộc sống của nhân dân lao động. 4. Thành ngữ d. Là những câu nĩi ngắn gọn, hàm ý bĩng giĩ xa xơi.

e. Là những cụm từ cố định, mang nghĩa biểu trưng cao. 7. Đặc điểm nổi bật nhất của ca dao là gì?

a. Những bài thơ hoặc những câu nĩi cĩ vần điệu. b. Diễn tả cuộc sống thường nhật của con nguời.

c. Đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống thực tiễn.

d. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động.

8. Thể thơ thường gặp trong ca dao là gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Lục bát.

b. Song thất lục bát. c. Lục bát biến thể. d. Năm chữ.

9. Dịng nào nhận xét đúng về tình yêu của cơ gái trong bài "Khăn thương nhớ ai..." ?

a. Sâu sắc mà độ lượng, vị tha.

b. Nồng nàn, cháy bỏng mà tế nhị, kín đáo.

c. Cháy bỏng mà đau đớn. d. Đầy trăn trở, dằn vặt.

10. Nghệ thuật biểu đạt nổi bật của bài ca dao "Khăn thương nhớ ai..." là gì? a. Lấy hình ảnh khơng cĩ thực để diễn tả điều cĩ thực.

b. Lấy sự vật lớn lao, vĩnh hằng để diễn tả tình cảm của con người.

c. Lấy sự vật cụ thể để diễn tả những cái trừu tượng.

d. Lấy cái hiện hữu để diễn tả cái trống vắng.

11. Cụm từ nào cĩ thể điền vào chỗ trống trong hai câu ca dao sau? - /.../ như quả xồi trên cây

Giĩ đơng, giĩ tây, giĩ nam, giĩ bắc, Nĩ đánh lúc la lúc lắc trên cành.

- /.../ như chẽn lúa địng địng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

a. Thân em.

b. Tình em. c. Tình anh. d. Tình ta.

(Ghi chú: Câu in đậm là đáp án)

Để sự đánh giá về kết quả vận dụng phương pháp DHHT vào dạy học Ngữ văn lớp 10P trường THPT chuyên Lý Tự Trọng được tồn diện và chính xác, chúng tơi sử dụng cả hai phương pháp đánh giá: phương pháp định lượng và phương pháp định tính.

Phương pháp định lượng

Cách đánh giá này nhằm đo lường, ghi nhận những thành cơng, khơng thành cơng của HS sau một quá trình học tập theo những mục tiêu đã đề ra. Đây là loại đánh giá cĩ tính chất truyền thống, được sử dụng thường xuyên và tất nhiên gắn liền với những kì kiểm tra, thi cĩ quy mơ lớn. Loại đánh giá này thường được tiến hành vào cuối những giai đoạn học tập lớn nhằm tổng hợp kết quả, căn cứ trên kết quả để xếp loại cho HS sau mỗi giai đoạn học tập, GV rút ra được kinh nghiệm cho bài dạy, bổ sung những thiếu sĩt nếu HS chưa đạt yêu cầu khi kết thúc một khĩa học.

Theo phương pháp này, chúng tơi đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giữa kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm và kết quả bài viết ở HK I, HK II của lớp TN và ĐC, so sánh giữa lớp ĐC và TN về kết quả bài kiểm tra chất lượng đầu năm, kết quả những bài kiểm tra cuối HK I và cuối HK II (do chúng tơi ra đề ở HK I, bạn đồng nghiệp ra đề ở HK II, thầy tổ trưởng chuyên mơn duyệt lại đề lần cuối).

Nếu chỉ dừng lại ở phương pháp đánh giá định lượng này thì GV chưa đủ cơ sở để đánh giá người học về trình độ, và thiếu sự cơng bằng, thiếu độ chính xác, khoa học.

Bên cạnh việc đánh giá theo phương pháp định lượng, trong quá trình thực nghiệm, chúng tơi cịn đánh giá HS theo phương pháp định tính.

Phương pháp định tính

Cách đánh giá này nhằm phát hiện những sai sĩt, những lỗi thường mắc hoặc cĩ thể mắc phải của HS trong quá trình học tập để tìm cách khắc phục, cải thiện việc dạy, học và các hoạt động giáo dục cĩ liên quan. Loại đánh giá này thường được tiến hành trong quá trình dạy học. Cụ thể là xem xét các hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá cĩ phù hợp với nội dung đào tạo, điều kiện vật chất và đối tượng người học khơng,... Các thơng tin này được GV thu thập từ trong quá trình dạy học và cĩ sự điều chỉnh việc dạy và học ngay trong chính thời điểm đĩ.

Theo phương pháp này, chúng tơi đánh giá dựa trên sự quan sát tinh thần, thái độ học tập của HS, tiến trình dạy của GV, khảo sát ý kiến GV và HS. Vấn đề này chúng tơi trình bày ở chương 3 Kết quả thực nghiệm.

Muốn đánh giá chính xác HS, ta cĩ thể vận dụng cách: quan sát HS để tìm hiểu tinh thần, thái độ học tập của các em, hoặc cĩ thể đánh giá sản phẩm của HS (thu phiếu bài tập, chấm điểm kết quả thảo luận trên bảng phụ, kết quả sưu tầm tài liệu như thơ, ca dao, truyện cổ, vẽ tranh ảnh minh họa…) bằng cách cho điểm cộng hoặc cho một cột điểm thay thế một cột 15 phút.

Quá trình giảng dạy và đánh giá diễn ra song song, đơi khi trùng lắp với nhau.

Mục đích: giúp cho việc đánh giá được chính xác, cơng bằng; khuyến khích tinh thần học tập của người học, tạo nên sự nghiêm túc trong quá trình học; đánh giá để GV tự nhìn nhận lại việc giảng dạy của mình để thay đổi, chỉnh sửa.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy học ngữ văn 9 (Trang 43 - 48)