Về phía Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài potx (Trang 102 - 116)

- Nâng cao chất lượng nội dung.

3.2.1. Về phía Nhà nước.

Cần có các chính sách quan tâm hơn nữa tới cộng đồng NVNONN. Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta coi cộng đồng NVNONN là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, cần phải quan tâm cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng đối với báo chí và báo chí dành cho NVNONN; cần hoàn thiện, bổ sung các chính sách đối với kiều bào trên tất cả các lĩnh vực: địa vị pháp lý; kinh tế; chính trị; văn hóa, xã hội theo hướng ngày càng thuận lợi cho cộng đồng, thể hiện được tinh thần đoàn kết, hoà hợp, hoà giải dân tộc, hướng tới tương lai. Đây là cơ sở quan trọng để tập hợp kiều bào hướng về xây dựng Tổ quốc một cách thiết thực. Không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách để cộng đồng yên tâm, tự tin trở về đóng góp trí tuệ, tài chính; cùng chung sức với nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Hoàn thiện cơ chế, chính sách còn là cơ sở để VTV4 tham gia tích cực hơn trong công tác thông tin tuyên truyền giúp cộng đồng NVNONN có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, chính xác hơn về tình hình mọi mặt của đất nước.

Cần có chính sách đầu tư phát triển VTV4 tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Đảng, Nhà nước ta xác định, thông tin, tuyên truyền cho NVNONN là một bộ phận quan trọng của công tác thông tin đối ngoại. VTV4 là chương trình truyền hình đối ngoại và phục vụ đối tượng công chúng là NVNONN. Bởi vậy, cần có chủ trương, chính sách đầu tư phát triển phù hợp để VTV4 thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng. Cần tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Từ đó có chiến lược quy hoạch và phát triển hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng mang tính dài hạn, trong đó có Đài THVN và VTV4; có kế hoạch xây dựng, đào tạo và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước về báo chí; có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đối ngoại có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị vững vàng. Công tác thông tin đối ngoại và thông tin cho NVNONN là nhiệm vụ chung của các cơ quan báo chí và của các cấp, các ngành mà trước hết là các ngành ngoại giao, kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, thể thao…Do vậy, cần có cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đứng ra chịu trách nhiệm phân công, tạo sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của VTV4, Nhà nước cần có sự giúp đỡ, đầu tư thích đáng về tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật bởi sự phát triển của truyền hình gắn với các yếu tố nội dung, kỹ thuật và kinh tế. Có như vậy, VTV4 mới thực hiện được mục tiêu định hướng phát triển của Đài THVN tới năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: “ Tăng cường chương trình truyền hình cho người Việt Nam ở nước ngoài và thông tin đối ngoại, tập trung tuyên truyền đường lối đối ngoại của Việt Nam, phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển có trọng điểm các cơ quan thường trú ở nước ngoài, đảm bảo thông tin quốc tế nhanh nhạy, chính xác, hấp dẫn”.

3.2.2. Về phía Đài Truyền hình Việt Nam

Cần coi công tác thông tin,tuyên truyền tới cộng đồng NVNONN là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đài THVN. Trên cơ sở đó đề ra cơ chế,

chính sách phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển của VTV4 trong tình hình mới.

Trước hết, Đài THVN cần có cơ chế chính sách để phát triển nguồn nhân lực; từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, những người tham gia vào quy trình thực hiện chương trình VTV4. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại (đào tạo trong nước và ngoài nước với tỷ lệ hợp lý) cán bộ làm công tác quản lý, đội ngũ phóng viên, biên tập, quay phim của VTV4 về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức văn hóa, trình độ ngoại ngữ, tin học, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ được giao và chủ động nguồn cán bộ quản lý cho VTV4.

Liên quan tới yếu tố con người, Đài THVN cần có cơ chế chính sách đãi ngộ

thoả đáng với đội ngũ những người làm truyền hình VTV4. Đó là những chính sách về chế độ nhuận bút, chế độ thanh toán công tác phí, tiền lưu trú, phương tiện v.v… Có như vậy mới giúp người lao động yên tâm công tác, kích thích khả năng sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. ổn định thu nhập, bảo đảm đời sống cũng tạo điều kiện để những người làm truyền hình giữ gìn được tư cách phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; khắc phục và hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình hoạt động báo chí.

Cần có cơ chế, chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời và nghiêm minh. Bảo đảm người làm tốt phải được biểu dương khen thưởng kịp thời cả về tinh thần và vật chất. Đặc biệt, phải xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm kỷ luật; vi phạm những quy định về đạo đức nghề nghiệp. Điều này rất quan trọng bởi nó có tác dụng răn đe, phòng ngừa những tiêu cực nảy sinh trong một bộ phận những người làm báo chí, truyền hình. Vấn đề này, trong nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước cũng đã lưu ý: “Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo pháp luật” [6, tr.78]. Theo chúng tôi, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời là một giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng của đội ngũ những người làm truyền hình VTV4.

Cần phải có cơ chế tài chính thích hợp, ưu tiên đầu tư phát triển chương trình truyền hình VTV4. Đây là một yếu tố quan trọng để bảo đảm thực hiện được các giải pháp đã đề ra. Hiện nay, Đài THVN đã được Chính phủ cho phép thực hiện cơ

chế tự chủ về tài chính. Đây là điều kiện để Đài THVN chủ động cân đối thu chi; chủ động trong việc điều tiết tài chính tới các đơn vị trực thuộc tuỳ theo yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Như đã phân tích (phần 1.2.2) VTV4 là chương trình có vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống các chương trình của Đài THVN. Là kênh duy nhất trong hệ thống truyền hình cả nước có chương trình bằng tiếng Việt phát sóng ra thế giới, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài. Bởi vậy, Đài THVN cần có cơ chế tài chính thích hợp để VTV4 chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng chương trình, bảo đảm hiệu quả hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá, cạnh tranh thông tin gay gắt.

Đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Đối tượng công chúng chủ yếu của VTV4 là cộng đồng kiều bào hiện đang sinh sống tại gần 90 quốc gia trên khắp các châu lục. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn khó khăn thì việc phủ sóng VTV4, đưa chương trình truyền hình quốc gia đến với cộng đồng NVNONN là công việc thể hiện sự nỗ lực cao của Đảng, Nhà nước ta và nhân dân ta mà trực tiếp là Đài THVN. Theo ông Vũ Văn Hiến, Tổng Giám đốc Đài THVN thì: “việc truyền dẫn kênh VTV4 đi toàn thế giới rất tốn kém. Tuy chỉ 8 giờ một ngày, nhưng hiện nay THVN phải trả tiền thuê vệ tinh tương đương tất cả các kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV5 cộng lại. Đây là cố gắng rất lớn của Đài THVN trong tình hình THVN phải tự trang trải toàn bộ hoạt động thường xuyên của mình” [4, tr.77]. Ngoài tốn kém về tài chính, để đưa chương trình VTV4 đến với cộng đồng kiều bào trên khắp thế giới bảo đảm yêu cầu về chất lượng, âm thanh thì yếu tố kỹ thuật, công nghệ là một đòi hỏi được đặt ra. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình VTV4, một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài là Đài THVN phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoạch định chiến lược phát triển công nghệ mới, ứng dụng các công nghệ truyền hình hiện đại trên thế giới; ứng dụng truyền thông đa phương tiện và công nghệ thông tin trong lĩnh vực truyền hình. Đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ truyền hình, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” còn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề án quy hoạch phát triển Đài THVN đến

2010; trong đó nâng cao chất lượng; mở rộng ảnh hưởng của chương trình VTV4 dành cho NVNONN là một mục tiêu quan trọng.

Đổi mới phương thức sản xuất. Trong xã hội hiện đại, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, ngoài thực hiện các chức năng cơ bản như: tư tưởng; quản lý, giám sát xã hội; văn hóa, giải trí thì còn thực hiện những chức năng xã hội khác như kinh doanh, dịch vụ ...Bởi trên thực tế, sản phẩm của báo chí, truyền hình cũng là hàng hóa, “một thứ hàng hóa đặc biệt và kéo theo cách tiêu dùng đặc biệt. Tính chất đặc biệt của loại hàng hoá này bị quy định bởi hàm lượng văn hoá, chính trị và vai trò xã hội vô cùng to lớn của nó” [41, tr.46]. Những năm qua, ngoài thực hiện các chức năng của một cơ quan báo chí, truyền hình Việt Nam còn đóng vai trò của một ngành kinh tế xã hội. Nguồn thu từ các hoạt động quảng cáo, dịch vụ hàng năm lên tới 3-4 trăm tỷ đồng đã khẳng định ưu thế của truyền hình trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, VTV4 là kênh chương trình phát sóng ra thế giới, phục vụ đối tượng công chúng là NVNONN nên hiện tại, nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ là không đáng kể. Bởi vậy, Đài THVN cần có cơ chế đổi mới về phương thức sản xuất để Ban Truyền hình Đối ngoại chủ động hơn trong việc huy động trí tuệ và tiềm lực kinh tế của các thành phần trong xã hội tham gia đầu tư, sản xuất các chương trình truyền hình nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của công chúng là NVNONN. Thực hiện xã hội hoá truyền hình cũng là giải pháp cơ bản, lâu dài để nâng cao chất lượng chương trình VTV4. Để thực hiện giải pháp này, Đài THVN cần sớm ban hành các quy chế về mạng lưới cộng tác viên nước ngoài, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm có đông người Việt định cư. Cần có kế hoạch đầu tư kinh phí, cung cấp thiết bị tiền kỳ, chế độ nhuận bút, thù lao thỏa đáng, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho mạng lưới này. Đài THVN cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế, thông qua đó đẩy mạnh trao đổi các chương trình truyền hình, quảng bá cho VTV4. Qua các hoạt động này tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính của các nước và các tổ chức quốc tế để phát triển chương trình truyền hình VTV4.

Chú trọng công tác nghiên cứu công chúng. Công chúng có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các loại hình báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình. Số lượng khán giả chính là thước đo chất lượng và uy tín của mỗi

chương trình. Bởi vậy, nghiên cứu công chúng là một công việc quan trọng, cần thiết phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Đây vừa là một giải pháp trước mắt, đồng thời cũng là giải pháp mang ý nghĩa chiến lược, lâu dài để nâng cao chất lượng chương trình VTV4.

Đối tượng công chúng mà VTV4 hướng tới là 2,7 triệu kiều bào người Việt Nam sinh sống ở gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Như đã phân tích (phần 1.2.1.2), cộng đồng NVNONN được hình thành trên cơ sở rất phức tạp cả về nguồn gốc di cư, thành phần, lứa tuổi, thái độ chính trị, trình độ học vấn v.v… Những yếu tố này làm nên đặc điểm rất đa dạng thậm chí khác biệt trong tâm lý tiếp nhận của công chúng. Bởi vậy, việc tìm hiểu nắm bắt đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian qua, VTV4 đã có sự quan tâm đến nhu cầu, tâm lý khán giả. Tuy nhiên, công việc mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thư khán giả gửi về chương trình. Theo chúng tôi, Đài THVN phải có kế hoạch tiến hành điều tra khán giả là cộng đồng NVNONN ở quy mô sâu rộng hơn. Thông qua nhiều con đường khác nhau như qua các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, qua UBVNVNONN, qua các chuyến làm việc, tiếp xúc của đoàn ngoại giao của ta đến các nước, trực tiếp qua bà con kiều bào về thăm quê trong các dịp Tết cổ truyền v.v… đều có thể tiến hành điều tra nắm bắt được tâm lý của khán giả. Đây sẽ là cơ sở để điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp thông tin của VTV4 cho phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhu cầu tiếp nhận thông tin của cộng đồng kiều bào. Điều này có vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình truyền hình dành cho NVNONN.

Đổi mới hoàn thiện về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến việc duy trì ổn định và phát triển VTV4. Chất lượng nội dung và hình thức, hiệu qủa thông tin tuyên truyền của VTV4 chỉ có thể được đổi mới, nâng cao trên cơ sở của sự ổn định tổ chức, sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Về phía Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4), sau 3 năm đi vào hoạt động, với sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, phóng viên, đã từng bước đi vào ổn định. Với cơ cấu 6 phòng chức năng cùng đội ngũ cán bộ công

chức gồm 32 người và 5 hợp đồng dài hạn, về cơ bản, Ban Truyền hình Đối ngoại đã đảm bảo được khung chương trình phát sóng mới 8 giờ/ngày và phát lại 24/24 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện quy hoạch phát triển của THVN đã được Thủ tướng phê duyệt, từ 2006, VTV4 sẽ phát sóng mới 18 giờ/ngày phục vụ cộng đồng NVNONN thì đổi mới tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Với cơ quan báo chí, “Nhân tố quyết định chất lượng công tác báo chí - xuất bản là đội ngũ cán bộ”[10, tr.138]. Trên thực tế, cán bộ nào, phong trào ấy; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu có ảnh hưởng rất lớn tới việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của cả một đơn vị, tập thể.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của VTV4, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên VTV4 cần năng động và quyết liệt hơn trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo quản lý và phương thức hoạt động với tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi, vươn lên. Có như vậy mới phát huy cao nhất trí tuệ, kiến thức, năng lực sáng tạo còn tiềm ẩn trong mỗi con người để nâng cao cả về chấtlượng chương trình truyền hình dành cho NVNONN.

Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, chi uỷ, chi bộ Ban Truyền hình Đối ngoại cần nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của mình. Vai trò lãnh đạo của chi bộ cần được thể hiện trong việc vạch ra kế hoạch phát triển và định hướng thông tin tuyên truyền cho chương trình trong tình hình mới. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu những người có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn để bổ sung, hoàn thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý của các phòng ban; chuẩn bị lực lượng kế cận để bảo đảm tính liên tục, đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài potx (Trang 102 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)