- Bảng tổng hợp kết quả trả lời nội dung câu hỏ
3.1.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hoá, ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị của những người làm truyền
kiến thức văn hoá, ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị của những người làm truyền hình đối ngoại.
Yếu tố đầu tiên có vai trò quyết định đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình truyền hình VTV4 là con người. Bởi vậy, có thể nói, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hoá, ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị của những người làm truyền hình đối ngoại vừa là giải pháp có tính trước mắt, vừa là giải pháp cơ bản, lâu dài.
Trong mọi công việc, yếu tố con người bao giờ cũng là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công, thất bại. Trên thực tế, Ban Truyền hình Đối
ngoại mới chính thức được thành lập từ tháng 2/2002. Đội ngũ nhân sự của Ban được hình thành trên cơ sở nhóm sản xuất chương trình VTV4 của Ban Thư ký Biên tập và phòng tiếng Anh, tiếng Pháp của Ban Thời sự Đài THVN. Ngoài ra còn huy động, bổ sung một số nhân sự từ các đơn vị khác của Đài THVN về. Bởi vậy, như trong đề án nâng cao chất lượng chương trình, Ban Truyền hình Đối ngoại đã đánh giá về đội ngũ những người làm truyền hình VTV4 “mặc dù có thừa nhiệt tình, tâm huyết với công việc, nhưng hầu như chưa được đào tạo qua một khoá đào tạo bài bản nào về thông tin đối ngoại, sự hiểu biết về công tác này còn rất hạn chế, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu”.
Hiện nay, 32 cán bộ, công chức và 05 hợp đồng lao động dài hạn của Ban Truyền hình Đối ngoại cơ bản đều có trình độ đại học, trên đại học. Tuy nhiên số người học chuyên ngành báo chí không nhiều. Đa phần thuộc các chuyên ngành khác mà chủ yếu là ngoại ngữ. Phần lớn các phóng viên, biên tập viên của VTV4, tuổi đời còn trẻ. Điểm mạnh của họ là năng động, xông xáo, nhiệt tình nhưng lại thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí; ở một số ít trường hợp, bản lĩnh chính trị còn hạn chế. Đây là điểm yếu cần khắc phục bởi trong lĩnh vực báo chí đối ngoại, kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị lại là những đòi hỏi hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo. Sẽ không thể có một tác phẩm đối ngoại sâu sắc, hấp dẫn nếu tác giả của nó không có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có bản lĩnh và nhạy cảm chính trị, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân. Bởi vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt và lâu dài là phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung lực lượng những người làm truyền hình giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giàu tâm huyết để bảo đảm đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình VTV4 phục vụ nhu cầu thông tin của cộng đồng NVNONN. ở đây, cần nói thêm rằng, sản phẩm truyền hình là kết quả của quá trình lao động, sáng tạo tập thể. Bởi vậy, những người làm truyền hình phải được hiểu bao gồm đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật và cả những người làm công tác quản lý, hành chính. Điều này cũng đã được Đài THVN khẳng định, để thực hiện được mục tiêu của đề án phát triển Truyền hình đến 2010, một trong những giải pháp chủ yếu là phải “xây dựng kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của truyền hình; cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp các hình thức đào tạo trong nước và ngoài nước với một tỷ lệ hợp lý; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ được giao và chủ động nguồn cán bộ quản lý cho Đài Truyền hình Việt Nam”.
Trong xã hội có sự cạnh tranh thông tin gay gắt, để đáp ứng yêu cầu của công việc, người làm truyền hình hiện đại phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hoá và phải tinh thông về nghiệp vụ kỹ thuật. Bởi mỗi thông điệp, mỗi tác phẩm báo chí mà người làm báo chuyển đến công chúng phải là đại diện cho sự chuẩn mực. Muốn làm được điều đó, người làm báo phải am hiểu sâu sắc, toàn diện vấn đề mà mình phản ánh trong tác phẩm.
Đây cũng là yêu cầu đòi hỏi của Đảng ta về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà báo với nội hàm cụ thể: “Chất lượng nhà báo bao gồm nhiều mặt: từ vốn kiến thức chung và kiến thức chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và khả năng nhanh nhạy nắm bắt tình hình và định hướng đúng đắn suy nghĩ, cho đến đạo đức, tác phong và phẩm chất chính trị…”[6,tr.75]. Với những người làm truyền hình VTV4, ngoài những kiến thức đã đề cập, mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên cần phải trang bị cho mình trình độ ngoại ngữ bảo đảm đáp ứng được yêu cầu giao tiếp và công việc. Trong điều kiện quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, đối tượng công chúng của VTV4 đa phần là những người sống lâu năm ở nước ngoài, nhiều người không thành thạo hoặc không biết tiếng Việt, nhất là thế hệ trẻ. Bởi vậy nếu người phóng viên yếu về ngoại ngữ thì sẽ không thể hoàn thành được nhiệm vụ chứ chưa nói đến việc nâng cao chất lượng chương trình. Theo chúng tôi, nâng cao trình độ ngoại ngữ phải được coi là yêu cầu bắt buộc trong việc chuẩn hoá đội ngũ những người làm truyền hình đối ngoại của VTV4.
Cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao vốn kiến thức văn hoá cho những người làm truyền hình. Thứ nhất, nghề làm báo là nghề đòi hỏi phải giao tiếp rộng rãi với nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp xã hội. Bởi vậy người làm báo cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức văn hoá sâu rộng mà trước hết là văn hoá giao tiếp,
ứng xử. “Trình độ tri thức và kinh nghiệm là yếu tố nền móng tạo nên tầm văn hoá của nhà báo” [40, tr.149]. Người làm báo chí truyền hình phải là người đại diện cho sự chuẩn mực từ lời ăn tiếng nói từ lời ăn, tiếng nói, phong cách giao tiếp. Sẽ không thể có một tác phẩm báo chí đạt đến độ chuẩn mực cả về nội dung, hình thức nếu người sáng tạo ra nó không có được sự chuẩn mực về phông kiến thức văn hoá. Đây không phải là vấn đề lý thuyết mà là đòi hỏi của hiện thực. Trên thực tế, có nhiều phóng viên, biên tập viên rất thành thạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại yếu về kiến thức văn hoá. Những yếu kém này biểu hiện qua sự thiếu chuẩn mực trong cử chỉ, lời nói, thái độ, phong cách khi phỏng vấn, quay phim, lên hình… Điều này gây phản cảm với công chúng. Không thể truyền bá cái hay, cái đẹp với công chúng - mà ở đây là đối tượng công chúng đặc biệt, những NVNONN - nếu bản thân những người làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền lại thiếu đi cái cơ bản nhất đó là văn hoá.
Thứ hai, sản phẩm của nhà báo và nghề báo có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Thông qua sản phẩm báo chí, người làm báo vừa cung cấp thông tin vừa hướng dẫn, định hướng tư duy cho xã hội. Do đó, người làm báo cần phải có kiến thức văn hoá sâu rộng, thậm chí trên nhiều lĩnh vực họ phải am hiểu sâu sắc và trước mọi người. Kiến thức văn hoá phải đủ cho người làm báo có khả năng nắm bắt, phản ánh sự vật, hiện tượng nhanh và chính xác hơn mọi người. Có như vậy, người làm báo mới có thể làm tốt sứ mệnh cao cả của “loài chim báo bão”. Từ những phân tích trên, có thể nói, nâng cao vốn kiến thức văn hoá cho những người làm truyền hình đối ngoại cũng là một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình VTV4.
Trong xã hội, nghề nghiệp nào cũng cần lấy cái gốc là đạo đức. Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc mang tính kế thừa luôn được xã hội thừa nhận và bổ sung. Các quan niệm về đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội, hay nói khác đi, mỗi cá thể trong xã hội có bổn phận gìn giữ và tuân theo đạo đức. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người không mang tính chất cưỡng chế mà trên cơ sở tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng về phẩm cách đạo đức của dân tộc Việt Nam; Người coi đạo đức là nền tảng của người
cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Người thường nhắc lại luận điểm “chính tâm, tu thân…” của Khổng Tử, từ đó rút ra ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của mỗi người. Phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày. Đó cũng là công việc phải làm kiên trì, bền bỉ suốt đời không người nào có thể chủ quan, thoả mãn bởi: “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [28, tr.293].
Do phân công xã hội, với đặc điểm của từng ngành, nghề, trên cơ sở những nguyên tắc đạo đức chung đã xuất hiện đạo đức nghề nghiệp, bao gồm những quy định về cách xử sự trong các mối quan hệ giữa những người cùng nghề nghiệp và giữa những người có nghề nghiệp khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp gắn với các nguyên tắc đạo đức của xã hội, tạo điều kiện cho mỗi người hoàn thành tốt hơn trách nhiệm, công việc chuyên môn của mình, mang lại ích lợi cho xã hội. Đó là nguyên nhân hình thành nên đạo đức thầy thuốc, nhà giáo, luật sư …
Với nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là phấn đấu vì sự công bằng, lẽ phải, vì hạnh phúc và tiến bộ nhân loại; đấu tranh với sự bất công, các tệ nạn, mặt trái của xã hội. Bản quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam (nay là quy định) là một trong những chuẩn mực để nhân dân thẩm định, kiểm tra hoạt động của báo chí và tư cách của đội ngũ những người làm báo, đồng thời cũng là những ràng buộc tinh thần đối với đội ngũ nhà báo. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, một số ít nhà báo đã có những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp, bị dư luận chê trách.
Với những người làm truyền hình đối ngoại, đạo đức nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Đạo đức phải được rèn luyện thử thách thường xuyên, liên tục; nó phải được khẳng định qua từng chương trình; từng nội dung mà người làm truyền hình thể hiện trên sóng. “Đường từ trái tim sẽ đến với trái tim”, những thông điệp được phát đi từ tấm lòng, suy nghĩ, tình cảm của người làm báo chắc chắn sẽ lay động con tim và khối óc của công chúng. Đây là cơ sở để các chương trình của
VTV4 thuyết phục, tập hợp, đoàn kết cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài hướng về Tổ quốc.
Nâng cao bản lĩnh chính trị của người làm truyền hình đối ngoại là một vấn đề quan trọng cần phải đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “người hoạt động báo chí xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, luôn gắn bó với thực tiễn đất nước”.
Bản lĩnh chính trị của người làm báo nói chung và của những người làm truyền hình đối ngoại nói riêng được hình thành trên cơ sở sự thấm nhuần sâu sắc Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản lĩnh chính trị giúp cho người làm truyền hình biết lựa chọn sự kiện bản chất nhất trong vô vàn sự kiện diễn ra trong nước, quốc tế để thông tin tới công chúng. Nhờ có bản lĩnh chính trị mà người làm truyền hình điều tiết được liều lượng, mức độ thông tin, nhanh nhạy, khách quan nhưng bảo đảm được tính định hướng, tuyên truyền sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, xã hội; về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các vấn đề quốc kế dân sinh nhưng không làm lộ bí mật quốc gia, tổn hại tới lợi ích đất nước.
Làm báo là một nghề đặc thù bởi lao động của nhà báo là lao động khoa học, tinh vi, phức tạp, có tính khám phá và phát hiện. Người làm báo phải lăn lộn, bám sát thực tiễn, bởi báo chí phản ánh cuộc sống bằng thực tiễn, chi tiết, sự kiện, không chấp nhận sự lặp lại thông tin cũ, nhàm chán. Truyền hình với đặc điểm thông tin trực tiếp lại càng không thể chấp nhận sự lặp lại nhàm chán đó. Hơn nữa, cộng đồng kiều bào xa Tổ quốc đa phần sống ở các nước phát triển, thường xuyên chịu áp lực về thông tin, thời gian, họ sẽ không thể kiên nhẫn tiếp nhận những thông tin đơn điệu, tẻ nhạt về cả nội dung và hình thức.
Tóm lại, theo chúng tôi, muốn đổi mới, nâng cao chất lượng truyền hình VTV4, giải pháp quan trọng vừa có tính trước mắt, vừa cơ bản lâu dài là phải nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ những người làm truyền hình. Đội ngũ này bao gồm các nhà quản lý, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, kỹ
thuật… Những lĩnh vực cần chú trọng là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức nghề nghiệp; kiến thức văn hoá; trình độ ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị. Đây là cơ sở để hình thành một đội ngũ những người làm truyền hình có đủ TÂM và TàI để thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền vận động cộng đồng NVNONN trong tình hình mới.