Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà Nước

Một phần của tài liệu Thực trạng nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006 (Trang 52 - 54)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆPVỤ BẢO HIỂM TA

1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà Nước

1.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể cho việc phát triển nghành bảo hiểm hiểm

Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các Công ty trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đi vào hoạt động ổn định và không bị xáo trộn, Nhà Nước đã ban hành các văn bản luật và dưới luật về bảo hiểm để quy định và hướng dẫn các Công ty bảo hiểm thực hiện kinh doanh theo đúng luật. Luật kinh doanh bảo hiểm đi vào hoạt động năm 2001, tuy nhiên trong qua trình thực thi chắc chắn sẽ còn nhiều bất cập. Vì vậy, Nhà Nước phải không ngừng sữa đổi và hoàn thiện các văn bản pháp quy về bảo hiểm nhằm tạo ra “hành lang pháp lý” và “sân chơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp cùng hoạt động.

1.2 Tạo dựng hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh Bảo hiểm tai nạn hành khách hành khách

Từ sau hội nghị 100/CP, thị phần bảo hiểm Việt Nam đã xuất hiện nhiều Công ty bảo hiểm trong và ngoài nước, điều này đã làm cho tính cạnh tranh trở nên ngày càng quyết liệt. Năm 1999, Hiệp hội bảo hiểm ra đời, do đó cần phát huy tốt vai trò của Hiệp hội này nhằm tránh tình trạng các Công ty bảo hiểm hạ phí một cách bừa bãi, cạnh tranh không lành mạnh…

Ngoài ra Nhà Nước cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm để đảm bảo yêu cầu về tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm từ đó đảm bảo quyền lợi của bên mua bảo hiểm.

Nghành bảo hiểm là một nghành còn mới mẻ ở Việt Nam cho nên Nhà Nước cần có những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm khuyến khích loại hình kinh doanh này. Chẳng hạn như Nhà Nước có một số chính sách ưu đãi về thuế: giảm hoặc miễn thuế trong một số năm, chính sách về trích lập dự phòng nghiệp vụ, chính sách về sử dụng quỹ đầu tư, quỹ đề phòng hạn chế tổn thất, quỹ lương…

1.3 Chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách

Nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách là một nghiệp vụ phức tạp, chịu sự chi phối của bộ luật và có liên quan đến nhiều cơ quan, bộ ngành trong xã hội, do đó

Nhà Nước đóng vai trò là cơ quan quản lý cao nhất cần tổ chức, phân công và phối hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng như: Bộ công an, bộ giao thông vận tải

Nền kinh tế nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, hơn 80% dân số làm nông nghiệp, mức sống dân cư còn thấp cho nên nhiều người dân vẫn chưa hiểu hết lợi ích của bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm tai nạn hành khách nói riêng. Nhiều người biết nhưng lại không tham gia vì họ sợ các Công ty bảo hiểm không bồi thường cho họ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Nhà Nước có thể đứng ra bảo đảm với họ là việc bồi thường cho họ khi có sự kiện bảo bảo hiểm xảy ra. Nhà Nước có thể đứng ra bảo đảm với họ là việc bồi thường của các Công ty bảo hiểm là có thực, họ sẽ được bồi thường một cách nhanh chóng và chính xác khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối với các vụ tai nạn tổn thất lớn Nhà Nước cần có văn bản chỉ đạo kịp thời phối hợp hoạt động của cơ quan chức năng cũng như các nghành có liên quan. Các văn bản phải được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, tránh sự chồng chéo…

Thời cơ và những thử thách đang ở phía trước, chúng ta hy vọng và tin tưởng với sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, sự giúp đỡ của các ban nghành, sự hợp tác của các đối tác và khách hàng cùng sự cố gắng không ngừng của tập thể những người lao động trong toàn hệ thống, nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty sẽ ngày càng mở rộng và phát triển hơn nữa vì đây vẫn là một thị trường tiềm năng. Góp phần xây dựng vào sự phát triển chung của đời sống kinh tế xã hội Thủ đô

Một phần của tài liệu Thực trạng nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w