II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆPVỤ BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH
2. Tình hình triển khai nghiệpvụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo
2.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Đề phòng hạn chế tổn thất là những hoạt động cụ thể của con người nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro tổn thất có thể xảy ra gây thiệt hại tới đối tượng bảo hiểm. Làm tốt công tác này vừa giúp cho người tham gia ngăn ngừa, hạn chế được những thiệt hại xảy ra cũng đồng thời giúp cho nhà bảo hiểm giảm được chi phí bồi thường chi trả bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn hành khách công tác đề phòng hạn chế tổn thất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng kể cả về kinh tế- chính trị- xã hội. Do vậy nó thu hút được sự quan tâm không chỉ riêng người tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm mà là cả toàn xã hội. Nhận thức rõ điều này hàng năm Bảo Việt Hà Nội đã trích doanh thu phí bảo hiểm chung để hình thành nên quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất. Điều này nhắc nhở trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm ý thức đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất. Còn đối với Bảo Việt Hà Nội đây là điều đương nhiên vì nghề kinh doanh bảo hiểm là nghề kinh doanh rủi ro nên nhà bảo hiểm phải tìm cách giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho người tham gia đồng thời cũng là giảm chi phí kinh doanh cho mình. Làm tốt công tác này không những là hoàn thành công tác nghiệp vụ kinh doanh mà còn giáo dục ý thức cho người tham gia nói riêng và toàn xã hội nói chung
Trong quá trình thực hiện công tác này, Bảo Việt Hà Nội còn gặp một số khó khăn và thuận lợi sau.
* Thuận lợi:
Các Công ty bảo hiểm nói chung và Bảo Việt Hà Nội nói riêng đều có thể lợi dụng được tác dụng của các thiết bị an toàn xá hội như: Các thiết bị bảo hộ lao động, biển báo giao thông ở khu vực nguy hiểm.Các thiết bị này có tác dụng làm giảm tỷ lệ tai nạn và mức độ nghiêm trọng của mọi loại rủi ro. Như vậy nó gián tiếp mang lại lợi ích cho các Công ty bảo hiểm mà không cần phải mất chi phí. Chi phí này do các cơ quan nhà nước có chức năng như: Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế, Bộ giao thông vận tải, Bộ công an…
Bên cạnh đó các cơ quan nhà nước cũng cung cấp những kiến thức và biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho các Công ty bảo hiểm. Mặt khác nhà nước cũng thường xuyên tuyên truyền giáo dục người dân các biện pháp để tự bảo vệ mình như khi ngồi trên xe không nên cho đầu ra ngoài, tay…
Bất kỳ ai cũng vậy, không bao giờ muốn rủi ro xảy ra với mình cho nên họ luôn có ý thức tự bảo vệ mình trước những rủi ro có thể xảy ra. Điều này góp phần đáng kể trong công tác đề phòng, hạn chế rủi ro tổn thất cho nhà bảo hiểm.
* Khó khăn:
Điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn khó khăn cho nên cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ. Mặc dù đã được nâng cấp nhiều nhưng mật độ phương tiện giao thông tăng rất nhanh, thêm vào đó là ý thức chấp hành luật lệ giao thông, sự hiểu biết của nhiều chủ phương tiện còn yếu kém cho nên khả năng xảy ra tai nạn giao thông là rất cao. Điều này làm cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất trở nên khó khăn hơn bao giờ hết nhất là khi Công ty lại hoạt động trên địa bàn Hà Nội – nơi tập trung đông đảo dân cư với mật độ tham gia giao thông dày đặc.
* Để đánh giá cụ thể hơn hiệu qua công tác khai thác đề phòng hạn chế tổn thất của Công ty bảo hiểm Hà Nội chúng ta phân tích bảng sau:
Bảng 6 : Chi đề phòng hạn chế tổn thất tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn2002- 2006
Chỉ tiêu Năm
2002 2003 2004 2005 2006
Doanh thu phí (Triệu đồng) 3417 4934 7158 6538 7634
Số vụ đã giải quyết bồi thường (vụ) 10 16 28 190 26
Số tiền bồi thường trong kỳ(Triệu đồng) 461 811 1211 1580 1145
Chi ĐP và HCTT (triệu đồng) 1025 1234 2147 1961 2137
Tỷ lệ bồi thường (%) 13,49 16,44 16,92 25,67 15,3
( Nguồn : Công ty bảo hiểm Hà Nội )
Qua bảng số liệu cho thấy:
Tổng chi ĐP và HCTT qua 5 năm có xu hướng tăng. Năm 2002, chi ĐP và HCTT là 1025 triệu đồng, sang năm 2003 tăng lên là 1234 triệu đồng, tăng lên 209 triệu đồng nhưng số vụ tai nạn xảy ra cũng tăng lên 6 vụ, số tiền bồi thường tăng lên 350 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ bồi thường tăng lên 2,95% cho thấy công tác ĐP và HCTT là chưa được hiệu quả.
Giai đoạn năm 2002- 2003 doanh thu phí tăng lên, chi ĐP và HCTT tiếp tục tăng tỷ lệ bồi thường tuy có tăng nhưng không đáng kể. Giai đoạn năm 2004- 2005, doanh thu phí giảm từ 7158 triệu đồng xuống còn 6538 triệu đồng, chi ĐP và HCTT có sự giảm nhẹ nhưng tỷ lệ bồi thường lại tăng lên rõ rệt. Điều này được giải thích là do số vụ tai nạn trong năm 2005 tăng lên đáng kể (190 vụ ).
Như vậy công tác ĐP và HCTT của Công ty chưa thật sự tốt trong giai đoạn này
Năm 2006 doanh thu phí đạt 7634 triệu đồng, chi đề phòng hạn chế tổn thất có tăng so với năm 2005 nhưng số vụ tai nạn xảy ra giảm rõ rệt, cụ thể giảm 164 vụ, số tiền bồi thường trong kỳ giảm 435 triệu đồng do đó mà tỷ lệ bồi thường trong năm nay giảm xuống còn 15,3%. Ta thấy công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong năm 2006 thực hiện tốt.
Tóm lại giai đoạn 2002- 2005, công tác ĐP và HCTT của Công ty chưa thật tốt hiệu quả công tác này không ổn định và lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2005. Đặc biệt trong năm 2006 công tác ĐP và HCTT rất tốt, Bảo Việt Hà Nội nên
phát huy và trong thời gian tới Bảo Việt Hà Nội cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả và phát huy hơn nữa vai trò của công tác này.