Việc tham gia của công nhân lao động vào quản lý doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu TƯ VẤN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ (Trang 72 - 73)

nghiệp:

1. Đại hội công nhân, viên chức: Đại hội CNVC do Hội đồng xí nghiệp phối hợp với Ban giám đốcBan chấp hành công đoàn triệu tập nghiệp phối hợp với Ban giám đốcBan chấp hành công đoàn triệu tập họp, mỗi năm từ 1 đến 2 lần.

- Các quyết định của đại hội CNVC phải đạt trên 50% tổng số người dự họp tán thành mới có giá trị.

- Đại hội có quyền quyết định các nội dung sau: a. Phương hướng phát triển, kế hoạch SXKD của DN.

b. Chủ trương biện pháp về SXKD và bảo quản tài sản của DN. c. Nội qui của DN.

d. Những nguyên tắc phân phối thu nhập của tập thể người lao động; vấn đề chăm lo đời sống người lao động, phúc lợi của DN.

e. Bầu Hội đồng xí nghiệp, Ban thanh tra công nhân, bỏ phiếu tin nhiệm giám đốc DN.

f. Các vấn đề quan trọng khác thuộc quyền tập thể người lao động.

2. Hội đồng doanh nghiệp: Là cơ quan thường trực của Đại hội CNVC, có số thành viên từ 7 – 21 người, nhiệm kỳ hai năm, bao gồm: CNVC, có số thành viên từ 7 – 21 người, nhiệm kỳ hai năm, bao gồm:

- Giám đốc DN.

- Các đại diện CNVC do Đại hội CNVC bầu ra (trong đó người lao động trực tiếp phải được đại diện ít nhất ½ tổng số thành viên của Hội đồng).

Hội đồng DN có nhiệm vụ và quyền hạn:

• Giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội CNVC và kiến nghị những chủ trương, chính sách cần thiết.

• Giải quyết những vấn đề mới phát sinh thuộc thẩm quyền của Đại hội CNVC.

• Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn của DN để chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra Công nhân.

• Tham giá ý kiến với giám đốc DN về lựa chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng, khen thưởng, thi hành kỷ luật cán bộ quản lý của DN.

3. Ban thanh tra công nhân, viên chức: Có số lượng từ 5 – 17 thành viên, nhiệm kỳ hai năm. thành viên, nhiệm kỳ hai năm.

a. Nhiệm vụ: Tổ chức việc giám sát, kiểm tra mọi hoạt động SXKD và phân phối trong DN, cụ thể về các nội dung như: SXKD và phân phối trong DN, cụ thể về các nội dung như:

- Việc thực hiện điều lệ, nội qui DN và nghị quyết đại hội CNVC; việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước.

- Việc chấp hành các qui định bảo vệ DN và tài sản DN. - Khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong DN.

- Việc quản lý và sử dụng các quỹ của DN, phân phối thu nhập cho người lao động, phân phối nhà ở, chăm lo đời sống người lao động v.v…

- Việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của DN.

b. Quyền hạn:

- Động viên, tổ chức người lao động tham gia công tác kiểm tra.

- Yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến việc kiểm tra báo cáo tình hình và cung cấp tài liệu.

- Cử người dự các cuộc họp của giám đốc DN bàn vấn đề liên quan công tác kiểm tra.

- Lập biên bản kiểm tra xác nhận tình hình và yêu cầu người có trách nhiệm trong DN ký biên bản.

- Phát hiện và kiến nghị với giám đốc DN, với đại hội CNVC các biện pháp sửa chữa thiếu sót trong DN.

- Báo cáo kết quả kiểm tra.

Một phần của tài liệu TƯ VẤN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ (Trang 72 - 73)