Các hệ thống tiền lương và tiền công:

Một phần của tài liệu TƯ VẤN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ (Trang 62 - 63)

- Hệ thống tiền lương và tiền công nhất quán là một bộ phận then chốt của các thông lệ quản lý nguồn nhân lực công bằng và thống nhất.

- Một số thực trạng tồn tại phổ biến đối với các hệ thống tiền lương và tiền công cần khắc phục là:

a. Thiếu tính thống nhất trong công tác tuyển dụng và nâng bậc nhân viên.

b. Mối quan hệ không rõ ràng và kém hiệu quả giữa tiền lương và giá trị công lao động.

c. Thiếu tính linh hoạt trong công tác khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công tác.

d. Không có các phương pháp đánh giá kết quả làm việc thống nhất làm căn cứ tính mức lương hay làm căn cứ nâng bậc.

e. Các vấn đề ngoài tiền lương có liên quan tới việc tuyển dụng, lựa chọn, bố trí công việc và thuyên chuyển.

Chỉ với một hệ thống tiền lương và tiền công rõ ràng, thống nhất mới có thể giải quyết những tồn tại trên.

1. Các đặc điểm của một hệ thống tiền lương và tiền công tốt:

Một hệ thống tiền lương và tiền công tốt, hiệu quả phải tuân theo một số nguyên tắc chủ yếu sau:

a. Nguyên tắc toàn diện: Với hệ thống tiền lương, tiền công bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản tiền thưởng, phụ cấp và lương hưu. Hệ gồm tiền lương cơ bản, các khoản tiền thưởng, phụ cấp và lương hưu. Hệ thống tiền lương còn phải hỗ trợ các mảng công tác quản lý nguồn nhân lực như tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt và đào tạo. Hệ thống tiền lương và tiền công là cơ sở cho công tác quản lý nguồn nhân lực chung của DN.

- Qui trình tiền lương phải đề cập tới hai phương diện khác nhau: mức lương và cơ cấu tiền lương.

- Mức lương phải có tính cạnh tranh và cơ cấu tiền lương phải linh hoạt và phù hợp với hiện tại, với tương lai gần của DN.

c. Phản ánh giá trị công việc: phải xem xét giá trị công việc đối với DN để xác định mức lương. với DN để xác định mức lương.

d. Xem xét các yếu tố khác như thâm niên công tác: cần phải xem xét các yếu tố như thâm niên công tác (bằng số năm phục vụ), tuổi tác xét các yếu tố như thâm niên công tác (bằng số năm phục vụ), tuổi tác v.v… theo tập quán chung về tiền lương.

e. Có tham khảo theo mức lương phổ biến từng ngành trên thị trường lao động: đây là một thực tế trong cạnh tranh và dựa trên mức trường lao động: đây là một thực tế trong cạnh tranh và dựa trên mức lương chuẩn trên thị trường (có nghiên cứu, tính toán đến mức lương của các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng).

f. Có tính đến yếu tố biến động của giá cả sinh hoạt: khi nền kinh tế quốc dân vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi và mức lương chung còn tế quốc dân vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi và mức lương chung còn thấp, thì việc xem xét các nhu cầu cơ bản của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

g. Cần chú ý cả cơ chế tiền thưởng: vì tiền lương thực tế hay còn được hiểu là thu nhập của người lao động phải bao gồm cả lương cơ bản được hiểu là thu nhập của người lao động phải bao gồm cả lương cơ bản và các khoản tiền thưởng. Lương cơ bản là một bộ phận cố định và tiền thưởng là bộ phận có thể biến đổi theo kết quả làm việc của cá nhân hay kết quả hoạt động của DN.

h. Phải căn cứ vào kết quả công việc: cần phải có một hệ thống đánh giá kết quả làm việc hoàn chỉnh để tạo động lực cho những nhân đánh giá kết quả làm việc hoàn chỉnh để tạo động lực cho những nhân viên có kết quả làm việc cao.

i. Cần có sự tham gia của công đoàn: vào qui trình xây dựng hệ thống tiền lương và tiền công ngay từ đầu nhằm bảo đảm triển khai hệ thống tiền lương và tiền công ngay từ đầu nhằm bảo đảm triển khai hệ thống này một cách dễ dàng.

2. Các lợi ích của một cơ cấu tiền lương khách quan:

Một cơ cấu tiền lương rõ ràng, chính xác và khách quan sẽ đảm bảo góp phần hình thành một môi trường lành mạnh và tích cực cho các nhân viên. Các lợi ích đó gồm:

a. Giúp thu hút và duy trì, giữ lại các nhân viên giỏi, cần thiết. b. Không phải trả tiền lương và tiền công quá cao.

c. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác trả lương hàng ngày. d. Giúp giải thích cho nhân viên về những chênh lệch tiền lương. e. Tạo một cơ sở vững chắc để ước tính quỹ lương.

Một phần của tài liệu TƯ VẤN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ (Trang 62 - 63)