Lợi ích của các bên liên quan tới chính sách * Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở chính quyền cơ sở pdf (Trang 53 - 58)

duy tri tiến độ

1.2.3.2.Lợi ích của các bên liên quan tới chính sách * Nhà nước

* Nhà nước

Khi chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại chính quyền cơ sở đi vào cuộc sống, sẽ có một đội ngũ cán bộ được trẻ hoá, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định trước khó khăn, thử thách, luôn phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, nhiệt tình trong công tác, nhiều đồng chí có sự đổi mới về tư duy, năng động, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong vận dụng, cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, cơ bản đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ban hành và thực thi tốt chính sách này sẽ chuyên nghiệp hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Thực hiện điều này vừa khắc phục được hạn chế đào tạo lại sau bổ nhiệm dẫn đến tình trạng thiếu chuyên nghiệp, vừa chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Không chỉ mang lại lợi ích về chính trị, việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở chính quyền cơ sở còn mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho nhà nước. Với số sinh viên đã qua đào tạo một mặt họ làm tăng hiệu quả làm việc của chính quyền cơ sở có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn ngân sách của xã, mặt khác nhà nước sẽ không phải mất một khoản tiền lớn từ ngân sách để đào tạo và đào tạo lại những cán bộ chưa đạt chuẩn.

* Chính quyền cơ sở

Sinh viên được xác định là nguồn lực quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo động lực mới vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Sinh viên được tiếp nhận về công tác tại cơ sở là những người có đủ tiêu chuẩn, sức khoẻ, nhiệt tình, năng nổ trước nhiệm vụ được giao. Nếu bố trí phù hợp ngành nghề được đào tạo, khả năng của sinh viên được phát huy, nhất là ở các lĩnh vực

trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, địa chính. Về lĩnh vực tư pháp hộ tịch, các sinh viên tư vấn giúp chính quyền cơ sở xử lý đúng các quy định, hướng dẫn theo luật định nhất là xử lý việc có liên quan đến quyền lợi của nhân dân. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng thời gian luật định và hạn chế đơn thư vượt cấp…Sinh viên về công tác ở cơ sở bước đầu góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền; việc ban hành các văn bản đảm bảo quy trình, thể thức. Số sinh viên được bố trí làm việc tại văn phòng cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân đã tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, điều hành công việc cụ thể, thiết thực, nhất là xây dựng nghị quyết, chương trình kế hoạch thực hiện, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đúng với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và sát với thực tiễn.

* Cán bộ, công chức hiện có của chính quyền cơ sở

Khi có những người công chức là sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc cùng trong một cơ quan cấp xã, bản thân những cán bộ chủ chối sẽ có được những người tham mưu trẻ tuổi, có trình độ, nhiệt tình với công việc để góp phần đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và cả những quyết sách sáng tạo, mang lại hiệu quả cao.

Một mặt, việc các sinh viên mới tốt nghiệp đại học về công tác tại chính quyền cơ sở, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng cao sẽ là những người truyền đạt lại cho đội ngũ cán bộ công chức vốn có những kiến thức mới về chuyên môn, những cách làm mới hiệu quả hơn và đặc biệt có thể đưa tin học đến với các cán bộ, công chức ở đây và phát huy những ứng dụng của kỹ thuật này vào công việc của chính quyền cơ sở, giúp cán bộ cơ sở có phương pháp làm việc khoa học.

Mặt khác, bản thân đội ngũ công chức hiện đang làm việc trong chính quyền cơ sở chưa đạt chuẩn về trình độ buộc phải bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, nếu không muốn bị đào thải khi luôn có những người trẻ tuổi có trình độ sẵn sàng tham gia vào công tác chính quyền cơ sở thay thế vị trí của họ. Như vậy bản thân những người cán bộ, công chức cấp xã không thể cứ ỷ mãi về kinh nghiệm hay "sống lâu lên lão làng" mà cũng phải không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình hơn.

Hiện nay, đội ngũ sinh viên ra trường hằng rất lớn. Vấn đề việc làm đang là một mối quan tâm lớn không chỉ của riêng những sinh viên mới ra trường mà của toàn xã hội.

Có ba vấn đề đáng quan tâm của cán bộ trẻ là: Được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo; bảo đảm mặt bằng thu nhập; điều kiện, môi trường làm việc tốt.

Với nội dung của chính sách, khi được ban hành và đưa vào thực thi thì sẽ đáp ứng được phần nào những yêu cầu đó của các cán bộ trẻ.

Thứ nhất, do đã có kế hoạch từ khâu tuyển dụng, chính quyền cơ sở chỉ tuyển sinh

viên tốt nghiệp đại học đủ tiêu chuẩn vào những vị trí còn thiếu hoặc còn yếu nên sinh viên về cơ sở được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo, có điều kiện phát huy hết năng lực trình độ chuyên môn của mình.

Thứ hai, với chế độ ưu đãi của chính sách thu hút, thu nhập của cán bộ, công chức

cấp xã được cải thiện một bước, ngang mặt bằng chung với các cơ quan hành chính sự nghiệp khác.

Thứ ba, sinh viên về công tác ở chính quyền cơ sở sẽ được tạo điều kiện để thi tuyển vào biên chế nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, trong nội dung chính sách dành một phần biên chế dự phòng của cấp huyện, thị xã, thành phố để tăng cường, bổ sung lực lượng cán bộ, công chức trẻ cho cấp xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, những cán bộ trẻ là sinh viên diện thu hút sẽ được tạo điều kiện bồi dưỡng kiến thức quản lý, lý luận chính trị; những sinh viên có năng lực phẩm chất tư cách tốt sẽ được đưa vào cán bộ nguồn, cất nhắc lên vị trí quản lý lãnh đạo hoặc thuyên chuyển lên cấp huyện, cấp tỉnh.

Về cơ sở, sinh viên được rèn luyện rất nhiều bởi thực tiễn đòi hỏi mình phải gắn bó, gần gũi nhân dân và năng động hơn trong công việc. Có thể khẳng định, đối với cán bộ trẻ, muốn khẳng định năng lực thì phải bắt đầu từ những viên gạch đầu tiên ở cấp thấp nhất như xã, phường, thị trấn.

* Người dân

Xã, phường, thị trấn là nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người dân nên muốn dân thực sự làm chủ thì vấn đề quyết định là năng lực cán bộ. Nếu cán bộ cơ sở

yếu kém hay sách nhiễu thì người dân vẫn còn bị lắm phiền hà, không đảm bảo được dân chủ cơ sở.

Thực tế cho thấy, nhiều phiền hà mà cán bộ cơ sở gây ra cho người dân không hẳn xuất phát từ sa sút về phẩm chất đạo đức mà từ sự yếu kém về năng lực do trình độ học vấn thấp, lại không được đào tạo đến nơi đến chốn để đảm đương nhiệm vụ, trong khi công việc thường xuyên quá tải.

Bởi vậy, khi chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại chính quyền cơ sở được triển khai thì người dân là đối tượng được hưởng lợi vì khi chính quyền cơ sở có một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng nổ thì những thủ tục hành chính sẽ được giải quyết nhanh gọn hơn, công việc của chính quyền trôi chảy, lợi ích của người dân sẽ được đảm bảo.

Vụ việc chia tiền Tết của hộ nghèo ở nhiều địa phương đầu năm 2009 vừa qua là một ví dụ. Việc cán bộ chính quyền cơ sở lấy tiền hỗ trợ của Nhà nước cho các hộ nghèo ăn Tết chia đều cho cả xã hoặc chia bớt cho các hộ cận nghèo, hay có nơi giữ lại để trừ vào các khoản phí mà những hộ nghèo được hưởng trợ cấp chưa đóng đủ đã gây bất bình trong dư luận, mất lòng tin ở nhân dân, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của một chính sách giàu tính nhân văn mà Đảng và Nhà nước ta đã ban hành. Những việc làm đó của chính quyền cơ sở là sai, họ quên mất rằng chính sách của nhà nước phải được thực thi một cách chính xác, công bằng ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ. Nhưng suy cho cùng, việc làm sai trái đó của các cán bộ, công chức địa phương không phải nhằm trục lợi cá nhân, không hẳn vì suy giảm đạo đức mà phần lớn là do năng lực cán bộ cấp cơ sở còn yếu kém.

Cán bộ cơ sở là nơi triển khai, thực hiện tất cả những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó nếu chủ trương chính sách hay đến đâu mà cán bộ, công chức cơ sở không nắm bắt đúng, không triển khai kịp thời, không thực hiện đến nơi đến chốn thì sẽ bào mòn niềm tin của nhân dân. Hiện nay, cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương không cao nên ở nhiều nơi, nhất là các xã nghèo, miền núi sau giờ làm việc phải tranh thủ cuốc cày để nuôi sống gia đình. Và phần lớn những người này trình độ học vấn hạn chế. "Cái khó bó cái khôn", chuyện xà xẻo, bớt xén tiền của dân nghèo qua các đợt cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trợ thiên tai, hỗ trợ của Chính phủ mà báo chí phản ánh lâu nay cũng là chuyện dễ hiểu. Thế nên, việc ban hành chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở chính quyền cơ sở vừa mang lại cho chính quyền cấp xã những người cán bộ, công chức được đào tạo bài bản có thể hiểu, truyền đạt, thực thi chính sách của nhà nước một cách chính xác nhất đồng thời chính sách đưa ra chế độ ưu đãi về vật chất và tinh thần cho những sinh viên thuộc diện thu hút khiến họ yên tâm hơn trong công tác, nỗ lực học tập, công tác vì quyền lợi của người dân.

Chương 2

xác định Nội dung và ban hành, triển khai chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc

ở chính quyền cơ sở tỉnh nghệ an

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở chính quyền cơ sở pdf (Trang 53 - 58)