Thực trạng đội ngũ cán bộ,công chức chính quyền cơ sở ở Nghệ An * Khái quát chung về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở chính quyền cơ sở pdf (Trang 39 - 45)

duy tri tiến độ

1.2.2.3.Thực trạng đội ngũ cán bộ,công chức chính quyền cơ sở ở Nghệ An * Khái quát chung về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

* Khái quát chung về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở tỉnh Nghệ An

Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã:

Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ thì các chức danh cán bộ chuyên trách như: Bí thư, Phó bí thư và Thường trực Đảng uỷ; Chủ tịch và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ở khu vực đồng bằng, đô thị phải có trình độ chính trị và chuyên môn từ trung cấp trở lên. Riêng đối với các chức danh cán bộ chuyên trách còn lại như: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thì tiêu chuẩn phải có trình độ văn hoá trung học cơ sở trở lên, được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác.

Hiện tại, toàn tỉnh có 4987 cán bộ chuyên trách, trong đó có 2203 người chưa qua đào tạo (chiếm tỷ lệ 44 %), 237 người có trình độ sơ cấp (5%), 1482 người trình độ trung cấp và cao đẳng (30%), 1065 trình độ đại học và sau đại học (21%).

Theo đó, tổng số cán bộ chuyên trách cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn so với quy định là 2547 trường hợp (chiếm 51%), tổng số cán bộ chuyên trách cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định là 2440 trường hợp (chiếm 49 %) (phụ lục 1).

Thực tế cho thấy, số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã, lực lượng lãnh đạo nòng cốt ở cơ sở chưa đạt chuẩn về chuyên môn còn rất lớn, việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ này là nhiệm vụ cấp bách đối với cấp chính quyền cơ sở nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.

Đối với công chức cấp xã

Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ thì 7 chức danh công chức cấp xã như: Trưởng Công an, Chỉ huy Trưởng Quân sự, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Văn phòng - Thống kê, văn hoá - xã hội phải có chuyên môn từ trung cấp trở lên và có chuyên ngành phù hợp chức danh công chức đảm nhận.

Hiện tại, toàn tỉnh có 4138 công chức cấp xã, trong đó có 624 người chưa qua đào tạo (chiếm tỷ lệ 15.1%), 102 người có trình độ sơ cấp (2.5%), 2 824 người có trình độ trung cấp và cao đẳng (68.2%), và 587 người có trình độ đại học (14.2 %).

Theo đó, tổng số công chức cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định là 3411 trường hợp (chiếm tỷ lệ 82%), tổng số công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định là 724 trường hợp (chiếm tỷ lệ 18 %) (phụ lục 2).

Căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 và Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT/BNV-BTC-BLĐTBVXH ngày 14/5/2004 của liên Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và xã hội thì đến ngày 31/12/2006, 05 chức danh công chức cấp xã (Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Văn phòng - Thống kê, văn hoá - xã hội) phải đào tạo chuẩn theo Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV, nếu không đạt chuẩn phải xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. Trong khi đó, đến thời điểm cuối năm 2008, theo số liệu thống kê cho thấy chất lượng công chức của tỉnh còn khá thấp so với trình độ chuẩn theo Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV cũng như thực tế yêu cầu quản lý đặt ra đối với tỉnh Nghệ An

* Những ưu điểm và tồn tại hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở Nghệ An

Về ưu điểm:

Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Nghệ An đã từng bước trưởng thành và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước qua các thời kỳ cách mạng, trong 2 cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại của nhân dân ta. Phần đông vẫn giữ được bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước có sự chuyển biến và nâng lên một bước. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đã năng động và sáng tạo hơn trong việc thực thi nhiệm vụ và đóng vai trò tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa góp phần trực tiếp ổn định tình hình cơ sở tạo nền tảng cho sự đổi mới về mọi mặt trong khu nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, đứng trước những nhiệm vụ to lớn của thời kỳ đổi mới - công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đội ngũ cán bộ cơ sở Nghệ An còn bộc lộ nhiều điểm bất cập cần phải được quan tâm giải quyết.

Những mặt tồn tại hạn chế:

Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn hiện nay khá đông về số

lượng, song còn một số lượng lớn chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống về các mặt, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và khả năng kỹ thuật sử dụng tin học..trong tác nghiệp, nhất là ở các xã miền núi, vùng cao dẫn đến hạn chế nhiều mặt trong quản lý điều hành cơ sở.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ chuyên trách xã còn có 44% chưa qua đào tạo về chuyên môn, 62% chưa được đào tạo, bồi dưỡng và 32% mới bồi dưỡng ngắn ngày về quản lý nhà nước; đặc biệt là ở các xã vùng cao thì tỷ lệ cán bộ chưa được đào tạo về chuyên môn, chưa được bồi dưỡng, đào tạo về quản lý nhà nước còn cao hơn trung bình toàn tỉnh rất nhiều.

Đội ngũ công chức cấp xã trên toàn tỉnh hiện đang còn 15.1% công chức chưa qua đào tạo ở một trường lớp chuyên môn nào;50% công chức chưa qua đào tạo bồi dưỡng

về lý luận chính trị; 76% chưa được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước…, thấp nhất vẫn là ở vùng cao.

Đây là điểm yếu cơ bản nhất của đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và ở miền núi vùng cao Nghệ An nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, khi cả nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn nói riêng, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang tăng cường phân cấp và trao quyền tự chủ cho cơ sở, đầu tư nhiều vật lực, tài lực và dành nhiều dự án, chương trình mục tiêu nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế- xã hội nông thôn phát triển, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng cao nơi mà kinh tế xã hội còn có nhiều khó khăn thì với đội ngũ cán bộ cơ sở hầu hết chưa được qua đào tạo cơ bản là một trở ngại không nhỏ.

Do thiếu kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cộng thêm sự non yếu về trình độ lý luận và quản lý nhà nước đã dẫn tới sự hạn chế về năng lực quản lý, điều hành công việc. Không ít cán bộ chưa nắm chắc chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao nên giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện, xử lý các công việc không đúng pháp luật, vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước. Có nhiều vụ việc mới phát sinh không nắm bắt được, dẫn đến bỏ sót một số công việc thuộc thẩm quyền của mình, xử lý không kịp thời hoặc còn lúng túng, trong khi đó lại ôm đồm, lấn sang công việc khác ngoài phạm vi phụ trách của mình.

Thứ hai: Cơ cấu của đội ngũ cán bộ cơ sở chưa hợp lý, tuổi đời tương đối già:

Tuổi từ 35 - 45 là 1705 người chiếm 33,2%, từ 46 - 55 là 2237 người chiếm 44,9%, trên 55 tuổi là 463 người chiếm 9,3% ; độ tuổi dưới 35 chỉ có 573 người (chiếm 11,5%). Cán bộ trẻ, cán bộ nữ có rất ít, hoặc nhiều nơi không có.

Thứ ba: Độ tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ xã hiện nay không cao, lòng tin

của nhân dân, đối với cán bộ xã bị suy giảm*.

Thứ tư: về hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn điều hành, quản lý kinh tế - xã hội ở cơ sở của đội ngũ cán bộ cấp xã, đặc biệt là đối với cán bộ chủ chốt chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*

Kết quả điều tra xã hội học của Sở Nội vụ Nghệ An cho thấy: khi hỏi về phẩm chất đạo đức và uy tín của đội ngũ cán bộ xã hiện nay như thế nào thì các ý kiến trả lời như sau: tốt 50%, trung bình 36%, yếu kém 3,33% và khó trả lời là 10%

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay còn nhiều hạn chế, về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay**.

Một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên:

Thứ nhất: Các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của Hệ thống chính trị cơ sở và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; quan liêu, không sát cơ sở, không sát nhân dân, không kịp ban định các chủ trương, chính sách để củng cố, tăng cường các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở.

Công tác chỉ đạo kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở, hướng về cơ sở của các cơ quan chức năng cấp huyện và một số cơ quan, ban ngành cấp tỉnh chưa thường xuyên và trách nhiệm chưa cao. Một số vụ, việc vi phạm pháp luật, tham ô, lãng phí của cán bộ cơ sở chưa được phát hiện và xử lý kịp thời hoặc xử lý chưa nghiêm nên chưa có tác dụng ngăn chặn, răn đe sự sai phạm của cán bộ cơ sở. Việc chấp hành pháp chế xã hội chủ nghĩa chưa nghiêm. Không ít chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, trong đó có cả công tác tổ chức và cán bộ chưa được thực thi một cách nghiêm túc nên hiệu lực và hiệu quả không cao.

Thứ hai: Công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức cơ sở làm chưa

tốt. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến đội ngũ cán bộ cấp xã vừa ít được đào tạo vừa có chất lượng thấp.

Công tác quy hoạch cán bộ cấp xã chưa được các cấp, các ngành quan tâm chú ý thực hiện thường xuyên, chưa thành quy chế bắt buộc đối với cán bộ cơ sở. Hầu hết các địa phương chưa làm tốt công tác quy hoạch cán bộ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ cơ sở.

**

Kết quả điều tra xã hội học của Sở Nội vụ Nghệ An cho thấy:76,89% số ý kiến được hỏi cho rằng nằng lực quản lý kinh tế - xã hội của cán bộ cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhịêm vụ trong giai đoạn hiện nay; đối với các chức danh chủ chốt xã năng lực chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Đặc biệt một số cán bộ được đánh giá là có năng lực yếu là Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội nông dân, Phó chủ tich HĐND, Chủ tịch MTTQ, Chủ tịch Hội phụ nữ.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa theo kế hoạch, còn mang tính tự phát của từng địa phương hoặc từng cá nhân là chủ yếu; việc đào tạo cán bộ ở vùng cao, vùng tôn giáo, vùng dân tộc thiểu số chưa được chú ý đúng mức.

Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa công tác quy hoạch, tạo nguồn với công tác đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ, đào tạo ngành nghề chưa phù hợp với vùng, miền trong tỉnh.

Quy định tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ ở cơ sở thiếu cụ thể, dẫn đến hiện tượng bố trí cán bộ một cách tuỳ tiện; nhiều nơi nhiều lúc còn thiên về tình cảm cá nhân. Cán bộ được đào tạo về không được bố trí, sử dụng, trong lúc đó lại bố trí sử dụng người chưa được qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ không phải là hiếm ở các địa phương. Do vậy, số cán bộ được đào tạo cơ bản bổ sung cho đội ngũ cán bộ cấp xã đã ít, số cán bộ được sử dụng hợp lý sau đào tạo lại còn ít hơn.

Thứ ba: Về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ xã.

Cán bộ chuyên trách cơ sở chưa được xếp vào loại cán bộ công chức nhà nước và hưởng hệ số lương chưa tương xứng với công việc được giao; cán bộ không chuyên trách hưởng sinh hoạt phí (chưa phải là lương), trong khi đó, trên thực tế họ làm việc trong một môi trường, thời gian như nhau. Hoạt động của chính quyền cơ sở chưa thực sự được coi như một hoạt động chuyên môn chuyên nghiệp. Công việc của người cán bộ chính sách (trừ công chức xã) chưa được coi là một nghề. Còn có tư tưởng phân biệt đối xử khác nhau giữa cán bộ công chức cấp xã với cán bộ công chức cấp trên. Do vậy, chưa tạo được sự thu hút những người có trình độ, được đào tạo cơ bản về tham gia công tác cơ sở, nhất là lớp trẻ được đào tạo cơ bản từ các trường đại học.

Chế độ chính sách đối với cấp xã nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng như tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, hưu trí …, tuy đã được điều chỉnh nhiều lần, song nhìn chung vẫn còn mang tính tình thế chưa có hệ thống chính sách đồng bộ, lâu dài, mang tính chiến lược (từ việc đào tạo, thu hút, bồi dưỡng đến việc bố trí, sử dụng, chế độ đãi ngộ,…); ngoài các chính sách chung, chưa có chính sách cụ thể mang tính đặc thù cho từng vùng, từng khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.

Từ thực trạng chất lượng chuyên môn của cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã, đặt ra nhu cầu phải nâng cao cũng như bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ đạt và trên chuẩn cho cấp xã là rất lớn.

Đối với cán bộ chuyên trách: Đến năm 2010 thì 100% cán bộ có trình độ trung cấp trở lên, trong đó có từ 50% đến 60% có trình độ cao đẳng, đại học. Nh vậy, nhu cầu bổ sung, thay thế đối với cán bộ chuyên trách giai đoạn năm 2010 là 2440 cán bộ*.

Đối với công chức cấp xã: Đến năm 2010 thì 100% công chức có trình độ chuyên môn trung cấp phù hợp với chức danh đảm nhận, trong đó có 30% đến 40% có trình độ cao đẳng, đại học. Như vậy, nhu cầu bổ sung thay thế đối với 05 chức danh công chức cấp xã (trừ 02 chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự) là 726 người.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở chính quyền cơ sở pdf (Trang 39 - 45)