Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu:

Một phần của tài liệu 761 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Sông Đà (Trang 45 - 48)

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TCT SÔNG ĐÀ

2.Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu:

- Dự báo kế hoạch chưa sát với thực tế và nhiệm vụ phát triển của Tổng công ty. Tốc độ tăng trưởng bình quân hai năm đầu là 40%. So với mục tiêu đề ra vượt những 44% kế hoạch.

- Một số dự án đầu tư triển khai chậm, do giải phóng mặt bằng chậm hoặc một số nhà thầu cung cấp thiết bị chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện tiến độ và hiệu quả kinh tế của dự án.

- Công tác chuẩn bị công trường và lập biện pháp tổ chức thi công ở một số công trường chưa hợp lý. Một số công trường công tác tổ chức và chuẩn bị sản xuất còn yếu, chưa hợp lý, sản xuất không tập trung, làm quá nhiều công trình dẫn đến việc chỉ đạo và điều hành quản lý gặp nhiều khó khăn. Công tác chỉ đạo điều hành ở một số ban điều hành, ban quản lý còn thiếu kiên quyết, thiếu dứt điểm, chưa bám việc đến cùng.

- Công tác tư vấn đã có nhiều cố gắng, song chưa đáp ứng được yêu cầu theo tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

- Công tác thiết kế tổ chức thi công, tư vấn giám sát, quản lý chất lượng công trình còn yếu và chưa được chú ý đúng mức. Chưa lập được biện pháp thi công tối ưu. Công tác quản lý máy móc thiết bị chưa tốt, tay nghề thợ vận hành yếu dẫn đến năng suất và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị thấp.

- Công tác tiêu thụ sản phẩm công nghiệp mới còn nhiều hạn chế nhất là sản phẩm thép xây dựng, do sản phẩm mới gia nhập thị trường và đúng lúc thị trường có nhiều biến động lớn.

- Chưa đáp ứng đủ vốn cho triển khai các dự án đầu tư. Công tác đầu tư ở một số đơn vị còn dàn trải, đầu tư không đồng bộ dẫn đến việc phân công,

giao nhiệm vụ khó khăn, hiệu quả đầu tư không cao. Mặt khác khi triển khai đầu tư còn nhiều lúng túng, tiến hành chậm, thiếu dứt điểm.

- Công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất. Chính sách thu hút cán bộ quản lý giỏi, công nhân có tay nghề chưa phát huy hiệu quả. Số lượng lao động gián tiếp còn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Do vậy cần có biện pháp thích hợp để tinh giảm bộ phận lao động này. Trang thiết bị phục vụ cho đào tạo còn thiếu thốn chưa phục vụ người học một cách tốt nhất. Vì thế gián tiếp nó đã gây ảnh hưởng tới chất lượng học tập của người lao động. Chưa trang bị những phòng học hiện đại, phòng ngoại ngữ,… để phục vụ cho người đọc. Trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo chưa chú ý đến việc phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc của người lao động. Xác định nhu cầu đào tạo còn thiếu tính chủ động phụ thuộc nhiều vào người lao động. Mục tiêu đào tạo còn chung chung chưa cụ thể đối với từng đối tượng lao động trong TCT. Các chương trình đào tạo thường có quy mô nhỏ, TCT chưa xây dựng được chương trình đào tạo phức tạp chỉ mới xây dựng các chương trình đào tạo đơn giản. Các phương pháp đào tạo còn nhiều hạn chế. Chủ yếu là áp dụng các phương pháp đào tạo truyền thống chưa áp dụng các phương pháp đào tạo hiện đại có sự trợ giúp của máy tính, không thường xuyên mở các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm…Mặc dù kinh phí cho đào tạo đã được nâng lên hàng năm nhưng vẫn còn thấp. Việc dự tính chi phí chưa tính đến chi phí cơ hội nên việc tính chi phí chưa toàn diện. Tổng công ty chưa xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo mới chỉ dựa trên những nhận xét chủ quan của giám sát. Đánh giá chất lượng còn nặng nề hình thức nên việc đánh giá còn hạn chế.

- Hiệu quả công tác điều hành và quản lý các mặt của sản xuất kinh doanh từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền kinh tế thị trường và tốc độ phát triển cao của Tổng công ty.

- Tư tưởng bao cấp còn nặng nề trong cán bộ công nhân viên, vì nhận thức yếu nên thụ động. Tổ chức sản xuất chưa hợp lý, quản lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) yếu đã kìm hãm tính sáng tạo, chủ động của các doanh nghiệp, đặc biệt là hiệu quả SXKD của một số đơn vị vẫn còn thấp.

- Mặc dù TCT đã có một bước tiến dài trong mở rộng quy mô sản xuất nhưng chất lượng một số sản phẩm chưa cao, nếu không sớm khắc phục thì vị thế của TCT trên thương trường sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn.

- Công tác ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Và chưa có bước đột phá về công nghệ mới trong sản xuất cũng như trong quản lý.

- Nhiều nhiệm vụ trọng tâm nêu ra nhưng chưa có giải pháp cụ thể để thực hiện nên không giải quyết được triệt để các nhiệm vụ.

- Công tác hạch toán kinh doanh còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phân tích rõ kết quả sản xuất kinh doanh để tìm ra biện pháp khắc phục; giá trị công nợ, dở dang hàng tháng của TCT lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh có mảng còn yếu.

- Chất lượng công tác kiểm toán chưa cao, chưa có trọng tâm, mới thực hiện hậu kiểm vì vậy chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời các sai phạm xảy ra.

- Các phong trào thi đua lao động sản xuất chủ yếu là bề nổi, chưa chú trọng vào bề sâu.

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀOTẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA

TCT SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu 761 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Sông Đà (Trang 45 - 48)