II. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
4. Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Công việc quản lý đào tạo do phòng tổ chức lao động của tổng công ty đảm nhiệm vì vậy việc xây dựng chương trình do các cán bộ quản lý đào tạo chịu trách nhiệm. Dựa vào nhu cầu đào tạo mà phòng tổ chức tiến hành xây dựng các chương trình đào tạo sao cho phù hợp với từng đối tượng để có thể đánh giá được đúng trình độ. Việc xây dựng chương trình có các nội dung sau:
- Số lượng đào tạo bao nhiêu, ở từng đơn vị, từng ngành, chuyên môn nghiệp vụ
- Đối với từng đối tượng lại có hình thức đào tạo riêng theo hình thức đào tạo của tổng công ty
- Xác định chi phí đào tạo: chi phí đào tạo cụ thể như thế nào, trích ở đâu, số lượng bao nhiêu
- Xác định địa điểm đào tạo
- Xác định thời gian đào tạo, nội dung môn học - Lựa chọn người hướng dẫn
- Phương tiện dùng trong đào tạo - Hội đồng đánh giá kết quả đào tạo
Nội dung chương trình đào tạo đi sâu vào thực tế làm việc và phải phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế.
Trên thực tế tổng công ty đã xây dựng một chương trình đào tạo rất chi tiết nhưng đối với các chương trình đào tạo có quy mô lớn thì đòi hỏi phải có sự tham gia của giáo viên hướng dẫn cùng với công ty xây dựng nên.
Lựa chọn phương pháp đào tạo
Bảng 5: Các công tác hỗ trợ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Các phương pháp ĐT & PT 2001 2002 2003 2004 2005
Đào tạo không tập trung 22 25 29 28 26
Kèm cặp tai chỗ kỹ sư, cử nhân 18 21 27 30 32
Đào tạo kèm cặp công nhân 46 69 158 64 55
Đào tạo tại các trung tâm 39 42 43 46 52
Tổng số LĐ được ĐT theo các
phương pháp 125 157 257 168 165
Tổng số lao động được đào tạo 375 380 384 385 389 Tỷ lệ người được ĐT theo các
phương pháp/ Tổng số người được ĐT ( %)
33.33 41.32 66.93 43.64 42.42
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính của TCT
Đào tạo không tập trung chủ yếu áp dụng đối với cán bộ, nhân viên. Các khoá học đào tạo ngắn hạn.
Phương pháp này có ưu điểm: thời gian đào tạo ngắn, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do sự thay đổi của chính sách trong quản lý hay sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ bảo, kèm cặp: được áp dụng cả cán bộ và công nhân. Qua bảng trên ta thấy số lao động được đào tạo theo phương pháp này lại giảm qua các năm, do trong quá trình đào tạo thì người lao động không tiếp thu được kiến thức một cách hệ thống, dễ theo học những tật xấu của người kèm cặp. Theo phương pháp này thì người lao động không có tính chủ động sáng tạo vì vậy dễ gây ảnh hưởng đến công việc khi gặp phải trường hợp chưa gặp sẽ khó xử lý.
Phương pháp đào tạo ở các trung tâm: Đây là hình thức TCT gửi lao động đến những trung tâm đào tạo nghề chuyên nghiệp.
Phương pháp này có ưu điểm là người lao động có thể tiếp thu được kiến thức một cách hệ thống, điều này làm cho chi phí đào tạo cao. Số lượng lao động được cử đi học tăng theo các năm làm cho số lượng công nhân kỹ thuật có bằng của tổng công ty đã được cải thiện.
Đây là các phương pháp thuộc đào tạo trong công việc nó thể hiện được lợi ích kinh tế cao, thời gian đào tạo ngắn, không tốn kém cho cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo do đó tiết kiệm được chi phí và thời gian cho đào tạo. Người học có thể nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng công việc.
Nhược điểm: Do học tập bằng việc quan sát nên người học không được trang bị những kiến thức một cách hệ thống và học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy.
Vì vậy để khắc phục được những nhược điểm và phát triển những ưu điểm thì TCT đã chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.