Xác định chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 761 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Sông Đà (Trang 35 - 38)

II. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

5.Xác định chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Bảng 6: Chi phí cho phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2005

Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005

Chi phí cho đào tạo, phát

triển nguồn nhân lực Tỷ đồng 840 1471 1790 1505 2185 Tốc độ tăng chi phí cho

nguồn nhân lực % _ 32 27.27 14.29 37.29

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Tổng kết công tác SXKD của Tổng công ty Sông Đà

Trong bối cảnh hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi TCT phải biết sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình, vì vậy nguồn nhân lực với khả năng sáng tạo vô tận là nguồn nhân lực duy nhất có thể khiến cho các nguồn nhân lực khác hoạt động và được xem là nhân tố cơ bản tạo động lực trong mọi doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng, nắm bắt được tầm quan trọng này, trong những năm qua Sông Đà luôn quan tâm đầu tư để phát triển nguồn nhân lực.

Mặc dù vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực không lớn, trung bình dưới 3% trong cơ cấu chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao.

Trong những năm qua tốc độ tăng chi phí vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không liên tục được thể hiện trên bảng số liệu trên, qua các năm chi phí này lúc tăng, lúc giảm, nhưng khối lượng vốn tuyệt đối vẫn liên tục tăng, chứng tỏ TCT Sông Đà vẫn coi trọng việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Nhận thức được rõ hạn chế của nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, công tác tuyển dụng và đào tạo luôn được TCT Sông Đà quan tâm đúng mức. Hàng năm, TCT đều lập ra một hội đồng tuyển dụng lao động đủ điều kiện vào làm việc theo nhu cầu của TCT và các đơn vị thành viên.

Bảng 7: Số lượng và trình độ của TCT Sông Đà qua 5 năm

TT Năm 2001 2002 2003 2004 2005

I. Tổng số 556 898 1233 3775 4126

II. Cán bộ quản lý kỹ thuật 111 153 200 940 1006 1. Cán bộ khoa học kỹ thuật 87 118 143 730 430

2. Cán bộ quản lý 24 35 57 210 576

III. Công nhân kỹ thuật 445 745 1033 2835 3156

Nguồn: Phòng tổ chức đào tạo – Tồng tổng công ty Sông Đà

Lượng tuyển dụng tăng theo các năm, điều này phù hợp với xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT, số dự án ngày càng nhiều,

cho nên nhu cầu lao động ngày càng tăng. Đặc biệt trong năm 2004 và 2005 thể hiện đây là năm bắt đầu khởi công nhiều công trình lớn như: công trình thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Sê San 3, thuỷ điện Tuyên Quang…Vì TCT hoạt động chủ yếu là lĩnh vực xây dựng nên trong tổng số lao động thì lực lượng công trình kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn vào khoảng 70-80%, nên khi tuyển lao động cần phải cân đối giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp để vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và thi công tại công trình, vừa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý, giám sát.

Ngoài ra, TCT còn chú trọng nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động cũ và đào tạo lao động mới nhanh chóng thích nghi với công việc.

Công tác đào tạo được thực hiện theo 2 hướng: +) Một là tự đào tạo.

+) Hai là gửi đi học tại các trường đại học, cao đẳng…

TCT còn thường xuyên mời chuyên gia nước ngoài về trực tiếp giảng dạy về quản lý dự án, kỹ thuật lắp máy thuỷ điện…hay hướng dẫn các kỹ sư, công nhân vận hành máy móc. Hàng năm TCT đã dành một phần vốn đầu tư để đầu tư cho các trường đào tạo nghề, trường công nhân kỹ thuật Việt Xô – Sông Đà và phân hiệu trường Việt Xô tại Sơn La

Bảng 8: Chi phí cho các trường nghề của tổng công ty Sông Đà

Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005

Chi phí cho các trường đào tạo nghề

Triệu

đồng 6320 7225 8129 10340 11031

Nguồn: Phòng tổ chức đào tạo – Tồng tổng công ty Sông Đà

TCT không những đầu tư trực tiếp qua đào tạo mà còn thường xuyên quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Mức lương của nhân viên ngày càng được cải thiện, môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi để tạo động lực thúc đẩy tinh thần của người lao động làm cho họ hăng say

làm việc như thực hiện việc chống nóng, chống bụi tại các nhà máy, xí nghiệp… Vì hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT chủ yếu là xây dựng nên vấn đề bảo hộ lao động được TCT rất chú trọng, điều này thể hiện qua những năm vừa qua tỷ lệ lao động bị tai nạn là rất ít. Ngoài ra TCT còn thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, các hoạt động văn hoá – xã hội, thể dục thể thao, văn nghệ được triển khai rất tích cực, làm nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV, đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo, tác phong công nghiệp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tạo được khí thế thi đua sôi nổi hăng say lao động nhằm nâng cao năng suất lao động đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 761 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Sông Đà (Trang 35 - 38)