Tăng cờng liên kết dọc và ngang các doanh nghiệp nhằm quy hoạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tìm kiếm thị trường đầu ra cho cá Tra, cá Ba Sa Việt Nam (Trang 80 - 82)

II. Biện pháp để mở rộng thị trờng

1.3.3.Tăng cờng liên kết dọc và ngang các doanh nghiệp nhằm quy hoạch

1. Một số biện pháp chung mở rộng xuất khẩu

1.3.3.Tăng cờng liên kết dọc và ngang các doanh nghiệp nhằm quy hoạch

Phối hợp với ngời sản xuất:

• Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần triển khai thêm nhiều giải pháp cụ thể thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg (24/6/2002), thực hiện sản xuất theo hợp đồng, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho ng dân, thống nhất trong quy hoạch chung theo thị trờng.

Trên hết, doanh nghiệp tăng hiệu quả liên kết với ngời nuôi khi đồng thuận với ngời nuôi qua các câu lạc bộ sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống thị trờng gồm ngời nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần tăng khả năng tự điều tiết và tìm cơ chế chung để có thể điều chỉnh hữu hiệu, khi thị trờng biến động sẽ chủ động giảm thiệt hại, điều tiết phù hợp sự phát triển của sản xuất theo khả năng thị trờng và theo các tiêu chuẩn chất lợng quốc tế “từ ao nuôi đến bàn ăn”, tránh tạo ra khủng hoảng thiếu/ thừa dẫn đến giá bán bất ổn.

Phối hợp với địa phơng liên quan:

• Có kế hoạch cùng các địa phơng tìm giải pháp khuyến khích nâng cấp và đổi mới công nghệ các cơ sở chế biến, đặc biệt trong số 2/3 lợng doanh nghiệp hiện cha đáp ứng các yêu cầu thị trờng về công nghệ và chất l- ợng; Tận dụng công tác qui hoạch về quản lí nuôi cá tra, basa, giá thành và điều kiện u đãi của một số địa phơng.

Phối hợp giữa các doanh nghiệp:

• Phối hợp giữa các doanh nghiệp để thống nhất nâng cao giá bình quân mặt hàng cá tra, basa, đa giá bán cá ba sa lên cao tơng xứng với đẳng cấp chất lợng thực tế của sản phẩm này, tối thiểu lên ngang giá bình quân của các mặt hàng cùng chủng loại trên thị trờng thế giới, chủ yếu thống nhất giá sàn đối với sản phẩm cá da trơn philê và cá nguyên con đông lạnh là những sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.

• Các doanh nghiệp cạnh tranh trong đầu t cho chất lợng, bao bì, nhãn mác nhng đoàn kết trong đăng ký bản quyền thơng hiệu sản phẩm. Điều này có nghĩa là thực hiện thống nhất việc ghi tên thơng mại đối với sản phẩm

cá tra, ba sa Việt Nam trên tất cả các thị trờng xuất khẩu, quảng bá hình ảnh quốc gia và sản xuất đặc trng quốc gia.

Phối hợp với các cơ quan chủ quản:

• Phối hợp với Nhà nớc, các hiệp hội trong công tác thị trờng, giữ vững thị trờng truyền thống, tham gia tích cực thị trờng khu vực, tìm hiểu cơ hội thị trờng ở các khu vực khác, song song với phát triển và hớng dẫn các nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chế biến trên thị trờng nội địa. Tận dụng vai trò của Hiệp hội, các Câu lạc bộ nhóm sản phẩm trong việc cung cấp thông tin thị trờng, dự báo nhu cầu và diễn biến thị trờng cho doanh nghiệp và ngời sản xuất.

• Tiếp tục tham gia nhiều hội thảo về thị trờng, các hoạt động xúc tiến th- ơng mại, quảng bá sản phẩm, các kênh thông tin về thị trờng trong và ngoài nớc do Bộ Thuỷ sản, hiệp hội, ngành hàng liên quan tổ chức. Kịp thời thay đổi chính sách phù hợp khi có sự thay đổi về luật pháp của các nớc nhập khẩu hoặc có những biến động lớn về thị trờng. Tranh thủ các quan hệ cấp quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội để xây dựng, bảo vệ và quảng bá thơng hiệu cho cá da trơn Việt Nam.

• Tận dụng và sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển thị trờng xuất khẩu chẳng hạn với những hợp đồng xuất khẩu lớn có thể xin hỗ trợ về tài chính từ Quỹ. Kết hợp với VASEP tìm hiểu điều kiện và xúc tiến thành lập văn phòng đại diện thơng mại thủy sản Việt Nam tại một số thị trờng lớn nh Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc. Chủ động phối hợp với Bộ Thơng mại và các Bộ, ngành, hiệp hội để giải quyết hậu quả sau vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa vào thị trờng Mỹ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tìm kiếm thị trường đầu ra cho cá Tra, cá Ba Sa Việt Nam (Trang 80 - 82)