Tình hình chế biến:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tìm kiếm thị trường đầu ra cho cá Tra, cá Ba Sa Việt Nam (Trang 27 - 31)

I. Tình hình nuôi trồng và chế biến cá tra, basa Việt Nam 1.Giới thiệu chung cá tra, basa của Việt Nam:

3.Tình hình chế biến:

Hiện tại, chính thức có 21 doanh nghiệp là thành viên của Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam (VASEP) chế biến và xuất khẩu mặt hàng này, trong đó có 14 công ty có doanh số đáng quan tâm: AGIFISH, NAVICO, VĩNH HOàN, CATACO, AFIEX SEAFOOD, MEKONIMEX, CAFATEX VIệT NAM, Q.V.D FOOD, GEPIMEX 404, VIệT NAM FISH – ONE, AQUATEX BếN TRE, SEAPRODEX TIềN GIANG, HữU TíN TRADING, VĩNH LONG(xem phụ lục 1 &11).

Về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp chế biến đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Thuỷ sản đề ra trong qui trình tiếp nhận và chế biến, bảo quản cá (xem phụ lục 3). Nếu muốn xuất khẩu sang EU, Nhật, Hồng Kông hay thị trờng Mỹ, số cá xuất khẩu cũng buộc phải đạt đợc tiêu chuẩn chất lợng thực phẩm của nớc nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các công

ty đều đã áp dụng các qui trình quản lí chất lợng và an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt của Châu âu và Mĩ nh ISO 9001, HACCP; thậm chí một số công ty còn nằm trong danh sách những doanh nghiệp Việt nam có Code EU nh AGIFISH, NAVICO, CATACO, CAFATEX VIệT NAM, GEPIMEX 404, AQUATEX BếN TRE, VĩNH HOàN.

Ngoài ra, tại công ty Afiex, cứ 6 tháng 1 lần, các chuyên gia kiểm tra chất l- ợng của Surefish – một công ty thanh tra độc lập của Mĩ – lại đến để đánh giá xem xí nghiệp có duy trì đợc chứng nhận chất lợng US HACCP hay không; tháng 9 năm 2003 xí nghiệp vừa đón nhận chứng nhận ISO 9001 : 2000 của tập đoàn SGS (Thụy Sỹ). Tại Agifish, nguyên liệu đợc lấy từ những vùng nuôi đạt tiêu chuẩn chất lợng, 100% nguyên liệu đợc kiểm tra d lợng kháng sinh trớc khi đa vào chế biến bằng thiết bị kiểm tra nhanh trên mẫu thuỷ sản giá trị 15.000 USD, với độ chính xác 0,05 ppb, thời gian cho kết quả trong 6 giờ. Hàng ngày, công ty tiến hành kiểm tra từ 8 mẫu nguyên liệu trở lên. Nhờ vậy, công ty chủ động đợc nguồn nguyên liệu sạch, tránh tối đa những rủi ro liên quan đến d lợng kháng sinh khi xuất hàng sang EU, Mĩ, hớng dẫn cho ng dân xử lí loại bỏ chất kháng sinh kịp thời.

Về số nhân công, tính riêng ở An Giang, số lao động trong các nhà máy chế biến không dới 5000 công nhân , tại các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Vĩnh Long là 2200 ngời (tính đến 7/2001), với mức lơng trung bình khoảng 1.200.000-1.500.000 triệu đồng/ tháng (tại Agifish) hay 900.000 – 1.200.000 triệu đồng/ tháng (tại Afiex). Các công ty có số nhân công dao động từ 600 đến hơn 2000 lao động.

Về năng lực chế biến, các doanh nghiệp Việt Nam luôn nỗ lực trong việc nâng cao năng lực chế biến cũng nh phát huy công suất các phân xởng nhà máy, đổi mới máy móc thiết bị. Tiêu biểu, Afiex rất tích cực trong việc xây dựng kho lạnh và mở rộng phân xởng. Tháng 9 năm 2003, công ty đã đầu t 6 tỷ đồng xây dựng phân xởng chế biến sản phẩm từ cá basa để tiêu thụ nội địa với công suất chế biến là 2000 tấn/ năm. Agifish đầu t 20 tỉ cho phân xởng mới có công suất 900 tấn thành phẩm/ năm. Tình hình chế biến hiện tại, trung bình mỗi ngày Agifish và Afiex chế biến từ 140 - 150 tấn cá nguyên liệu, và đến nay đã tung ra thị trờng rất nhiều sản phẩm chế biến từ hai loài cá này, bên cạnh mặt hàng cá

nguyên con (bỏ nội tạng) và cá phi lê (không da, không xơng) còn rất nhiều sản phẩm chế biến luôn đợc làm mới. Các mặt hàng chế biến cao cấp gồm cá lột da, cá tẩm bột, chả cá, cá xiên que, cá kho tộ…

Về sản phẩm, tuy rằng cá basa có hàm lợng dinh dỡng cao hơn và do vậy có mức giá cao hơn, nhng cả về sản lợng lẫn doanh số thì cá tra lại vợt trội trong giai đoạn 2000-2001 (xem phụ lục 7). Trong cơ cấu sản phẩm, chiếm tỉ lệ tuyệt đối là sản phẩm cá phi lê, ví dụ nh ở công ty Afiex, tỉ lệ sản phẩm phi lê trên sản phẩm khác là 13/1, Navico 7/1, Agifish 6/1, Cataco 2/1, Vĩnh Hoàn 19/1 (xem phụ lục 8). Tuy vậy trong thời gian này, các doanh nghiệp đã chịu khó tìm tòi và phát triển rất nhiều mặt hàng mới có yếu tố giá trị gia tăng.

Về doanh thu, công ty Agifish dẫn đầu về doanh số thu đợc từ việc xuất khẩu cá tra, basa: 24.432.865 USD trong năm 2001, chiếm gần 30% giá trị xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ. Tiếp theo là Vĩnh Hoàn (12.531.328 USD), công ty Nam Việt (12.000.000 USD), Cataco (9.682.682 USD), Afiex (4.500.000 USD). Trong năm 2002, đây cũng vẫn là những doanh nghiệp đứng đầu trong danh sách.

Về sự phối hợp giữa ngời nuôi cá và doanh nghiệp chế biến, nh phần trên đã nói, thời gian qua vẫn còn nhiều điều bất cập. Nếu phát triển nuôi và năng lực chế biến không tơng ứng với khả năng tiêu thụ, chúng ta sẽ lặp lại bài học của cây tiêu, điều trong nông nghiệp: sản lợng tăng quá nhanh, khiến giá giảm và chúng ta phải trả giá đắt, cả về kinh tế (vụ kiện bán phá giá vào thị trờng Mĩ chỉ là một ví dụ nhỏ) cũng nh môi trờng. Điểm yếu nhất đối với phát triển bền vững cá tra, basa là khả năng tự điều tiết của hệ thống thị trờng gồm ngời nuôi và nhà chế biến xuất khẩu. Hai chủ thể này thờng mâu thuẫn với nhau, cha có hoặc mới bắt đầu manh nha hình thành sự phối hợp. Vấn đề là phải tìm cơ chế để hệ thống tự điều chỉnh hữu hiệu, khi thị trờng biến động sẽ chủ động giảm thiệt hại, điều tiết phù hợp sự phát triển của sản xuất theo khả năng thị trờng.

Để thực hiện điều này, VASEP đã kêu gọi các doanh nghiệp thành viên cần gắn kết với vùng nguyên liệu. Agifish đi đầu hởng ứng thông qua việc thành lập “Câu Lạc Bộ 20.000 tấn cá”. Mặc dù năm 2003 có thể sản xuất trên 30.000 tấn, nhng công ty chỉ xây dựng kế hoạch 20.000 tấn. Thực tế, công ty đã gắn bó với ngời cung cấp nguyên liệu từ nhiều năm nay và tránh đợc tình trạng nuôi tự

phát. Việc tổ chức các câu lạc bộ nh vậy giúp định hớng sản lợng nuôi phù hợp với nhu cầu thị trờng, quản lí đợc chất lợng sản phẩm, nhất là về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế rủi ro và là cơ sở để ngân hàng cho ngời nuôi vay vốn. Các doanh nghiệp cũng đã trực tiếp kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm (theo tinh thần Nghị Định 80 TTg) hoặc đầu t con giống, thức ăn hoặc hỗ trợ một phần tiền đóng bè. Công ty cổ phần thuỷ sản Mêkông (Cần Thơ) còn bán cổ phần cho các hộ nuôi cá. Công ty xuất nhập khẩu Vĩnh Long hợp đồng mua cá với ngời nuôi theo giá sàn nh một hình thức bảo hiểm rủi ro về giá cho ngời nuôi …

Một số địa phơng đã triển khai công tác qui hoạch về quản lí nuôi cá tra, basa, nhng cha có qui hoạch chung của toàn vùng, ở nơi khác lại cha có qui hoạch chi tiết vùng nuôi nên ngời dân phát triển nuôi tự phát làm ảnh hởng môi trờng và dẫn đến tình trạng thừa và thiếu cá trong từng thời điểm, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Trên thực tế, d thừa thuỷ sản khác với d thừa nông sản. Nếu sản xuất lúa gạo hoặc bất cứ sản phẩm nông nghiệp nào tạo ra lợng d thừa, chi phí duy nhất phải chịu là tiền lu kho và bảo quản thành phẩm, trong khi đó, việc d thừa thuỷ sản lại dẫn đến hàng loạt vấn đề nh mất thêm chi phí và công sức nuôi giữ cá, mất cơ hội đầu t cho mẻ cá mới đúng mùa vụ, thậm chí để tránh việc nuôi quá lâu, ng dân bán vội vụ thu hoạch cá, tạo ra khủng hoảng thừa, dẫn đến bất ổn về giá cả, sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Do đó, kế hoạch sản xuất phải gắn liền với kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch thị trờng. Cung vợt cầu dù ít cũng làm giá bán giảm rất mạnh. Năm 1996-1997, tỉnh An Giang chỉ đạo Agifish phải mua hết và dự trữ 5000 tấn nguyên liệu cá basa d thừa trong dân, khiến công ty thiệt hại trên 10 tỷ đồng; nếu để ng dân dự trữ thì lại càng bế tắc, bởi khi cá lớn chật bè hoặc ao, bằng giá nào ngời nuôi cũng phải bán, để lâu sẽ hao hụt thất thoát rất lớn do chi phí bảo quản và con cá sẽ quá béo, mất đi vị thơm ngon đặc trng. Giá cá mất ổn định, không thống nhất, vì thế, mức giá, mức cung và tình hình xuất khẩu cũng bị ảnh hởng.

Tóm lại, công tác chế biến và nuôi trồng phải tìm qui hoạch chung và cùng xuất phát từ thị trờng. Các doanh nghiệp chế biến đang xem xét cùng Bộ Thuỷ Sản lựa chọn những đối tợng có mô hình nuôi năng suất cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, với sản lợng nhất định hàng năm và thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tìm kiếm thị trường đầu ra cho cá Tra, cá Ba Sa Việt Nam (Trang 27 - 31)