Bổ sung hợp đồng ba bên trong Luật Điện lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 71 - 80)

- Xử lý hợp đồng vô hiệu

3.2.2.2. Bổ sung hợp đồng ba bên trong Luật Điện lực

Cho dù Luật điện lực Việt nam mới ban hành, nhưng đã tỏ ra nhưng điều bất hợp lý đó chính là vấn đề chủ thể ký kết các hợp đồng sử dụng điện dân dụng. Luật Điện lực hiện nay quy định phạm vi và điều kiện chủ thể tham gia ký kết hợp đồng sử dụng điện chỉ bao gồm hai bên đó là bên nhà cung cấp điên sử dụng và bên chủ thể sử dụng điện. Đối với bên sử dụng điện, muốn ký kết được hợp đồng sử dụng điện sinh hoạt phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà cung cấp điện sinh hoạt như: phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi cung cấp điện sử dụng hoặc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp về nhà đất tại địa điểm đề nghị được ký kết và lắp đặt nguồn điện sinh hoạt. Vấn đề được đặt ra là trong đời sống hàng ngày, không phải chủ thể tham gia ký kết hợp đồng sử dụng điện sinh hoạt lúc nào cũng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu trên. Trường hợp này diễn ra phổ biến đối với các cá nhân hay hộ gia đình không có hộ khẩu thường trú và chưa có điều kiện kinh tế để mua nhà hay mua quyền sử sụng đất hợp pháp. Như vậy, trong mọi trường hợp những chủ thể này đều không thể trực tiếp ký kết các hợp đồng sử dụng điện theo gia điện sinh hoạt. Trường hợp khác, trong cùng một hộ gia đình lại cho nhiều ngưòi thuê nhà độc lập (ví dụ như snh viên thuê nhà trọ, người lao động

thuê nhà trọ, các gia đình đang phải thuê nhà) sẽ có tình trạng khi sử dụng điện sinh hoạt chung cùng chủ nhà dẫn tới tổng số điện sinh hoạt cao hơn mức cho phép của một gia đình và sẽ phải chịu giá tiền cao hơn theo quy định của Luật Điện lực (nguyên nhân là những người thuê nhà không được hưởng tiêu chuẩn sử dụng điện sinh hoạt tối thiểu cho một đầu công tơ điện). Phần giá điện sinh hoạt thấp thường thuộc về chủ nhà và phần giá điện sinh hoạt cao se thuộc người đi thuê. Vấn đề thực tế là mọi người đều sử dụng điện sinh hoạt trong giới hạn mức tối thiểu cho một đầu công tơ điện. Trong trường hợp này, nếu nhà cung cấp điện ký kết hợp đồng hai bên với những người thuê nhà cũng sẽ dẫn tới thất thoát điện năng và có sẽ bị thất thoát tiền sử dụng điện sinh hoạt. Yêu cầu đặt ra là nhà cung cấp điện sinh hoạt vẫn bảo đảm được sự bình đẳng trong việc sử dụng điện của mọi người dân và không bị thất thoát tiền điện sinh hoạt. Giải pháp trong trường hợp này, tác giả đưa ra đó là ký kết hợp đồng sử dụng điện sinh hoạt ba bên, bao gồm: Bên thứ nhất là nhà cung cấp điện sinh hoạt, bên thứ hai là chủ có nhà cho thuê, bên thứ ba là người đang thuê nhà và là người trực tiếp sử dụng điện sinh hoạt. Nếu ký kết hợp đồng ba bên như trên sẽ bảo đảm được giá trị và mục đích của việc phân bổ mức sử dụng điện sinh hoạt cho từng người dân, bảo đảm được tính công bằng của xã hội. Tác giả kiến nghị Luật Điện lực nên bổ sung loại hợp đồng ba bên đã nêu trong lần sửa đổi bổ sung tới.

Kết luận

Như vậy, với việc nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu

cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" tác giả đã phần nào làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn

thiện và áp dụng các quy định của pháp luật áp dụng các quan hệ hợp đồng. Có thể nói, kể từ khi Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực, chưa có một công trình khoa học nào ở cấp độ thạc sĩ và tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề hợp đồng và công trình của tác giả là công trình khoa học đầu tiên nghien cứu một cách toàn diện và đầy đủ về các vấn đề cơ bản nhất của pháp luật về hợp đồng. Tuy nhiên, công trình của tác giả cũng chỉ dừng lại ở cáp độ luận văn thạc sỹ và nghiên cứu ở những vấn đề lý luận cơ bản nhất về hợp đồng và pháp luật về hợp đồng nên cung không thể nghiên cứu thật đầy đủ và toàn diện đối với các nội dung của hợp đồng và pháp luật vè hợp đồng. Qua quá trình nghiên cứu luận văn này, tác giả rút một số kết luận chủ yếu sau đây:

1. Hợp đồng là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa vật chất và phi vật chất. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên bao gồm cá nhân với cá nhân, cá nhân với thương nhân Việt Nam, thương nhân Việt Nam với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài về việc bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua còn bên mua chuyển tiền cho bên bán hàng và nhận hàng...

2. Nội dung cơ bản của luận văn đề cập đến lý luận cơ bản về hợp đồng và pháp luật hợp đồng, cách thức ký kết hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hình thức của hợp đồng, các điều khoản chủ yếu, các hình thức trách nhiệm vật chất và các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Nhìn chung, các nội dung cơ bản của hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ hơn so với hợp đồng trước đây. Do vậy, khi kí kết và thực hiện hợp đồng, các chủ thể của hợp đồng cần chú ý để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.

3. Pháp luật về hợp đồng có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta. Do vậy, nó luôn được nhà nước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta qua các thời kỳ.

4. Trong bối cảnh Việt Nam đang cố gắng hội nhập với nền kinh tế thế giới, các quan hệ kinh tế đối ngoại diễn ra phức tạp, đan xen lẫn nhau thì pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về hợp đồng hợp đồng đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập, những điểm không phù hợp với thông lệ quốc tế gây rất nhiều khó khăn bất lợi cho các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện chế độ pháp lý về hợp đồng là một nhu cầu hết sức cần thiết và quan trọng phải được đặt trong công cuộc đổi mới của toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ luật Dân sự của Việt Nam Cộng hòa (1972), Sài Gòn.

2. Bộ Thương mại và Du lịch (1994), Quy định số 229/TMDL-XNK ngày 09/4 về ký kết

và quản lý hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, Hà Nội.

3. Bộ Thương nghiệp (1991), Quy chế tạm thời số 4794 ngày 31/7 hướng dẫn kí kết hợp

đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (1997), Bình luận khoa học một số

vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Chính phủ (1994), Nghị định 33/CP ngày 19/4 về quản lý nhà nước đối với hoạt động

xuất, nhập khẩu, Hà Nội.

6. Chính phủ (1994), Tờ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự án Bộ luật Dân sự của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 2220/PC ngày 27/4, Hà Nội.

7. Chính phủ (1998), Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7 quy định chi tiết về xuất

nhập khẩu, gia công, đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài, Hà Nội.

8. Chính phủ (1999), Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

9. Chính phủ (1999), Quyết định 242/1999/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày

30/12 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000, Hà Nội.

10. Chính phủ (2000), Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7 về việc qui định chi tiết

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

11. Chính phủ (2000), Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2 hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

12. Bùi Ngọc Cường (2001), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm

quyền tự do kinh doanh ở nước ta, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học

13. Hà Hùng Cường (2002), "Thực trạng pháp luật kinh tế và định hướng hoàn thiện", Kỷ yếu hội thảo: Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tài chính

và ngân sách, Quốc hội khóa X, ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Hà Nội, tr. 27-

53.

14. Ngô Huy Cương và Phạm Vũ Thăng Long (2001), "Công ty: Bản chất pháp lý, các loại hình và việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật liên quan", Nghiên

cứu lập pháp, (3).

15. Đỗ Lộc Diệp (2002), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Những nét mới từ thực tiễn Mỹ,

Tây Âu, Nhật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Dự án UNDP VIE/97/016 và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) (1999), Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam á:

Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines, Hà Nội.

17. Dự án VIE/94/003 (1998), Báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực của khung pháp luật

kinh tế tại Việt Nam, Tập II, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Lê Hồng Hạnh (1996), "Bộ luật Dân sự nhìn dưới góc độ nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa", Luật học, Số chuyên đề về Bộ luật Dân sự, ISSN 0868-3522, tr. 20-27

21. Trần Đình Hảo (1999), "Những điểm mới của Luật doanh nghiệp", Nhà nước và

Pháp luật, 8(136), tr. 17-23.

22. Trần Đình Hảo (2002), "Thương gia" theo pháp luật Hoa Kỳ", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 17-22.

23. Trần Đình Hảo (2002), "Thương gia theo thương luật Mỹ", Trong sách: Bước đầu tìm hiểu

24. Nguyễn Thúy Hiền (2003), "Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu", Tài liệu hội thảo: Xử lý hợp đồng vô hiệu, Diễn đàn doanh nghiệp và Câu lạc bộ luật gia Việt - Đức, Hà Nội.

25. Nguyễn Am Hiểu (1999), "Khái niệm thương mại và vấn đề áp dụng Công ước New York 1958 tại Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, 5(133), tr. 25-29.

26. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/1quy định chi tiết Pháp

lệnh hợp đồng kinh tế, Hà Nội.

27. Hội đồng Chính phủ (1977), Nghị định 115/CP ngày 18/4 về ban hành điều lệ về đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

28. Dương Đăng Huệ (2002), "Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam", Nhà nước

và pháp luật, (6), tr. 13-22.

29. Trần Đại Khâm (1969), án lệ vựng tập 1948- 1967, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn.

30. Kuebler F., Simon J. (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

31. Lemeunier, F. (1993), Nguyên lý và thực hành, Luật Thương mại, Luật kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

32. Liên Hợp Quốc (1980), Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

33. Nguyễn Văn Luật (2003), "Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về giao dịch dân sự vô hiệu tại Tòa án nhân dân", Tài liệu hội thảo: Xử lý hợp đồng vô hiệu, Diễn đàn doanh nghiệp và Câu lạc bộ luật gia Việt - Đức, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Luyện (1999), "Luận cứ khoa học của việc xây dựng pháp luật kinh tế ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, 10(138).

35. Nguyễn Văn Luyện (1999), "Về mối quan hệ giữa luật dân sự, luật kinh tế và Luật Thương mại", Nhà nước và pháp luật, 12(140).

36. Vũ Văn Mẫu (1960), Dân luật khái luận, In lần thứ hai, Nxb Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn.

37. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật Lược khảo, Quyển II,Nghĩa vụ và Khế ước, In lần thứ nhất, Nxb Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn.

38. Phạm Hữu Nghị (1996), Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học luật, Viện Nghiên cứu

Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.

39. Phạm Duy Nghĩa (2000), Tìm hiểu Luật Thương mại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

40. Phạm Duy Nghĩa (2001), "Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", Giáo trình

Luật kinh tế Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

41. Phạm Duy Nghĩa (2003), Cơ sở pháp luật kinh tế Việt Nam vì một nền kinh tế phát

triển bền vững và toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia và Tổ chức Xúc tiến

Thương mại Nhật Bản, Hà Nội.

42. Phạm Duy Nghĩa (2003), "Bài học về phát huy truyền thống văn hóa phương Đông đối với liên kết doanh nghiệp", Nhà nước và pháp luật, 2(178), tr.37-46.

43. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

44. Những quy định của Việt Nam và Công ước quốc tế về giao nhận hàng hóa xuất nhập

khẩu (1993), - Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

45. Nguyễn Như Phát (1997), "Lý luận chung về luật kinh tế ", Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

46. Nguyễn Như Phát (2003), "Hợp đồng kinh doanh vô hiệu: Lý luận và thực tiễn", Tài liệu hội thảo: Xử lý hợp đồng vô hiệu, Diễn đàn doanh nghiệp và Câu lạc bộ luật gia Việt - Đức, Hà Nội.

47. Quốc hội (1990), Bộ luật hàng hải, Hà Nội.

48. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

49. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

51. Quốc hội (1999), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

52. Quốc hội (2000), Luật sửa đổi bổ sung của một số điều của luật đầu tư nước ngoài, Hà Nội.

53. Quốc hội (2000), Luật kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.

54. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ

sung), Hà Nội.

55. Quốc hội (2003), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.

56. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

57. Lê Minh Tâm (2003), "Khái niệm, nội dung và các tiêu chuẩn xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", Đề tài nghiên cứu khoa học: Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống pháp luật, Mã số KX 04-05, Hà Nội.

58. Lê Thị Bích Thọ (2002), Hợp đồng kinh doanh vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà nội. 59. Tổng cục Hải quan (1998), Thông tư 04/1998/TT-TCHQ ngày 29/8 hướng dẫn thi hành

Chương II, chương IV của Nghị định 57/1998/CP của Chính phủ ngày

31/7/1998, Hà Nội.

60. Tổng cục Hải quan (1998), Thông tư 06/1998/TT-TCHQ ngày 03/9 hướng dẫn thi hành đăng ký, quản lý sử dụng mã số doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất,

nhập khẩu, Hà Nội.

61. Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân (1972), Luật Thương mại Việt Nam

dẫn giải, Quyển I, Kim Lai ấn quán, Sài Gòn.

62. Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân (1973), Luật Thương mại Việt Nam

dẫn giải, Quyển II, Kim Lai ấn quán, Sài Gòn.

63. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật kinh tế, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)