Giai đoạn trước năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 30 - 33)

1. lịch sử phát triển của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam

2.1.1 Giai đoạn trước năm

Trong những năm đầu dành được chính quyền, pháp luật của Việt Nam dân chủ cộng hoà còn sử dụng nhiều hình thức pháp luật cũ, do vậy pháp luật hợp đồng cũng tồn tại trong nhiều văn bản pháp luật của giai đoạn Pháp thuộc để lại.

Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 90/SL cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc - Trung - Nam cho đến khi ban hành những bộ luật duy nhất cho toàn quốc nếu "những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chỉnh thể dân chủ cộng hòa". Đồng thời, các Bộ luật Dân sự Nam Kỳ giản yếu 1883; Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật) 1936 được tiếp tục thi hành. Như vậy, tại ba miền Bắc - Trung - Nam tồn tại ba bộ dân luật 1883, 1931, 1936.

Tiếp đó, ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 97/SL "Sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật", việc này có ý nghĩa đặc biệt trong sự phát triển của luật dân sự. Sắc lệnh này một mặt không hủy bỏ nhưng quy định của các bộ dân luật cũ, mặt khác nó bổ sung, thay đổi làm cho các bộ luật của "đế quốc phong kiến" có nội dung mới, đáp ứng yêu cầu hiện tại của các vấn đề luật dân sự và đặc biệt là các vấn đề về hợp đồng, đem đến những biến đổi thực sự trong cách thức sinh hoạt và tư tưởng của nhân dân Việt Nam; đặt cơ sở, những nguyên tắc cơ bản cho sự hình thành và phát triển của luật dân sự - pháp luật dân sự của một nhà nước độc lập, có chủ quyền. "Khi lập ước

mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu" (Điều 13)…

Đây cũng là giai đoạn các đơn vị kinh tế cơ quan, xí nghiệp nhà nước, kinh tế thị trường tiến hành song song với hoạt động kinh tế tư nhân. Để thu hút mọi hoạt động kinh tế và xây dựng quan hệ sản xuất mới – qun hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng đã ban hành Nghị định 735/TTg ngày 10/4/1957, kèm theo nghị định là bản điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh. Nội dung chính của bản điều lệ quy định tính chất các quan hệ hợp đồng giữa các đơn vị kinh tế kinh doanh hợp tác xã, công ty hợp doanh, tư doanh Việt Nam và ngoại kiều kinh doanh trên đất Việt Nam. Nội dung chính của điều lệ kèm theo Nghị định 735/TTg đã đề cập tới hợp đồng kinh doanh, hợp đồng kinh doanh được thiết lập trên phương thức hai hay nhiều đơn vị kinh doanh tự nguyện ký kết với nhau để thực hiện các mục đích nhất định, nhằm phát triển kinh doanh công nghiệp và thương nghiệp, góp phầm thực hiện những công việc của nhà nước giao cho. Hợp đồng kinh doanh được xây dựng trên nguyên tắc các bên tự nguyện ký kết, cùng có lợi và đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. Nội dung của điều lệ còn quy định thêm một bên tham gia ký kết hợp đồng kinh doanh là tư doanh, tuy nhiên các hợp đồng kinh doanh có tư doanh tham gia phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thông thường là cơ quan công thương tỉnh hay ủy ban hành chính cấp huyện). Điều lệ tạm thời về hợp dòng kinh doanh của Nghị định 735/TTg ngày 10/04/1975 đã đóng góp một phần nhất định trong viẹc khai thác các thành phần kinh tế vào phát triển chung của nền kinh tế đất nước, cải tạo quan hệ cũ và từng bước xây dựng quan hệ mới

Hiến pháp năm 1959 ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển của quá trình lập pháp Việt Nam, Hiến pháp của Nhà nước dân chủ cộng hòa, Hiến pháp của thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đã đặt ra yêu cầu "xoá bỏ lối quản lý hành chính cung cấp, thực hiện phương pháp quản lý theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, … xây dựng cách tổ chức quản lý của nền công nghiệp lớn nhằm thúc đẩy quá trình đưa nền kinh tế quốc dân từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa". Ngày 10/3/1975 Chính phủ đã ban hành bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh doanh (ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 của hội đồng chính phủ). Nội dung chính của Nghị định

54/CP chủ yếu gồm các vấn đề: Vai trò của hợp đồng kinh tế, nguyên tắc ký kết, và thực hiện hợp đồng kinh tế, giải quyết tranh chấp và trách nhiệm do vi phạm chế độ hợp đồng … Đặc điểm chính của hợp đồng theo Nghị định 54/CP là khi ký kết hợp đồng phải bảo đảm hai yêu cầu: bảo đảm yếu tố trao đổi tài sản và bảo đảm tính kế hoạch của nhà nước. Việc quy định hợp đồng phải bảo đảm yếu tố kế hoạch của nhà nước đã làm cho bản chất của hợp đồng bị thay đổi và hợp đồng trở thành công cụ của nhà nước để can thiệp vào các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nội dung quy định Nghị định 54/CP về hợp đồng cũng đã đáp ứng yêu cầu của công việc của công cuộc cải cách kinh tế, đưa quan hệ hợp đồng trở thành nề nếp.

Từ đầu những năm 80, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để áp dụng các quan hệ hợp đồng. Đặc trưng của các quy định pháp luật áp dụng các quan hệ hợp đồng trong giai đoạn này là chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp cao độ, biện pháp hành chính được sử dụng phổ biến làm sai lệch bản chất của các quan hệ hợp đồng với những đặc trưng của nó bình đẳng, tự định đoạt giữa các chủ thể. Phương pháp áp dụng của luật hành chính đã phổ cập trong các quan hệ dân sự.

Từ giữa những năm 80, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới kinh tế - xã hội. Nhìn chung, các văn bản này đã góp phần phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Bước đầu thể hiện được những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau phù hợp với thông lệ quốc tế trong giao lưu dân sự.

Các văn bản ban hành trong giai đoạn này có tính hiệu lực tương đối cao thể hiện dưới dạng Luật, Pháp lệnh và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các Luật và Pháp lệnh được Quốc hội và Hội đồng Nhà nước ban hành. Các văn bản pháp luật, Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988): nội dung chính của pháp lệnh là quy định các điều kiện của các dây chuyền công nghệ khi chuyển vào Việt Nam, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (1991). Đối với pháp lệnh hợp

đồng kinh tế ở Việt Nam, nó đã thể chế hoá được những quan điểm và tư tưởng về đổi mới trong quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, bảo đảm tính chất bình đẳng và tự nguyện khi ký kết hợp đồng kinh tế, tách các quan hệ hợp đồng kinh tế thành một loại hợp đồng độc lập và nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, (vì đây là giai đoạn nhà nước ta đã thực hiện chủ chương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, đây là giai đoạn thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sự xuất hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Việc ban hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã đánh dấu sự ra đời của loại hợp đồng mới trong hệ thống các loại hợp đồng đó là hợp đồng kinh tế " Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về viẹc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của bên đẻ thực hiện kế hoạch của mình" (Điều 1 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 25/09/1989). Pháp lệnh hợp đồng dân sự được ban hành đã cụ thể hoá các quan hệ hợp đồng dân sự và tách biệt nó với các hợp đồng kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)