Hoàn thiện các quy định về vô hiệu của hợp đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 68 - 70)

- Xử lý hợp đồng vô hiệu

3.2.1.3.Hoàn thiện các quy định về vô hiệu của hợp đồng

Ngoài các quy định về hiệu lực của hợp đồng thì các quy định về vô hiệu của hợp đồng là rất quan trọng. Điều 410 và 411 nêu lên hai hình thức vô hiệu của hợp đồng là chưa đầy đủ và để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng thì luận văn nêu thêm một vài hình thức vô hiệu của hợp đồng do bị nhầm lẫn. Nhầm lẫn một giả thiết sai lầm liên quan đến sự việc hoặc luật lệ tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng. Có các loại nhầm lẫn như sau:

- Nhầm lẫn về sự việc và nhầm lẫn về luật phỏp.

Nhầm lẫn về sự việc và nhầm lẫn về luật pháp có thể xem là như nhau, và như vậy có thể đồng nhất hiệu quả phỏp lý của hai loại nhầm lẫn này dường như là hợp lý, vỡ cỏc hệ thống luật phỏp hiện đại ngày càng trở nên phức tạp. Trong các giao dịch thương

mại quốc tế, vấn đề này gây nhiều khó khăn cho những giao dịch mà các bên trong hợp đồng chưa quen thuộc với các hệ thông luật pháp của nước mỡnh.

- Thời điểm quyết định

Có thể qui định rằng lỗi do nhầm lẫn sự việc hoặc luật pháp phải tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng. Mục đích của việc đặt ra yếu tố của thời điểm này là nhằm phân biệt những qui định về nhầm lẫn có thể dẫn đến vô hiệu hợp đồng. Thật vậy, nhầm lẫn là một trường hợp điển hỡnh về vụ hiệu hợp đồng để trốn tránh việc thực hiện hợp đồng nếu một bên tham gia giao kết hợp đồng do không hiểu về sự việc hay khụng hiểu về tớnh chất phỏp lý mà do đó đánh giá không đúng về hậu quả hay về khả năng sinh lợi của hợp đồng thỡ những quy định về nhầm lẫn sẽ được áp dụng. Mặt khác, nếu một bên hiểu đúng hoàn cảnh xung quanh của hợp đồng nhưng đánh giá không đúng về khả năng sinh lợi trong tương lai của hợp đồng và từ chối thực hiện thỡ trường hợp này chúng ta sẽ phải bổ sung quy định để áp dụng những quy phạm về việc vi phạm hợp đồng, các quy định về vô hiệu do nhầm lẫn không được ỏp dụng.

- Vô hiệu hợp đồng nếu nhầm lẫn chính đáng

Một bên trong hợp đồng chỉ có thể áp dụng vô hiệu hơp đồng do nhầm lẫn, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng sự nhầm lẫn quan trọng đến mức một người thường trong cùng trường hợp như trên sẽ chỉ giao kết hợp đồng với những điều khoản khác hoặc sẽ không khi nào giao kết hợp đồng đó nếu biết được sự thực, và phía bên kia cũng mắc cùng một nhầm lẫn như vậy, hoặc gây ra nhầm lẫn, biết hay không thể không biết về sự nhầm lẫn và việc để đối tác tiếp tục nhầm lẫn trái với những tiêu chuẩn thương mại thông thường. Vào thời điểm nhầm lẫn phía bên kia của hợp đồng đó khụng hành động trong sự tin tưởng vào hợp đồng.

- Nhầm lẫn nghiờm trọng

Để một nhầm lẫn được coi là chính đáng, thỡ nhầm lẫn này phải là nghiờm trọng. Để đánh giá mức độ và tầm quan trọng của nhầm lẫn, chúng ta cần phải dựa vào những tiêu chuẩn khách quan và chủ quan, nghĩa là phải xem xét "một người bỡnh thường trong cùng hoàn cảnh và cũng cú thể gặp trường hợp nhầm lẫn tương tự như bên bị nhầm lẫn" sẽ làm gỡ nếu biết được sự thật của sự việc vào thời điểm giao kết hợp đồng. Khi và chỉ

khi cá nhân này không giao kết hợp đồng với những điều khoản như vậy hoặc sẽ chỉ giao kết với những điều khoản khác thỡ nhầm lẫn mới được coi là nghiờm trọng. Những yếu tố đựơc giới thiệu trong khoản 1 dựa trên một công thức mở, nó không đưa ra các yếu tố thiết yếu để xác định xem một hợp đồng có được giao kết trong khi các bên bị nhầm lẫn hay khụng. Phương pháp linh hoạt này nhằm hướng tới việc xem xét đến ý định của các bờn và hoàn cảnh của vụ việc. Để hiểu rừ ý chớ của cỏc bờn, những qui tắc về giải thớch cần được áp dụng, trong đó những tiêu chuẩn chung về thương mại và tập quỏn đóng vai trũ quan trọng. Những "nhầm lẫn" thường xảy ra trong các hợp đồmg thương mại, liên quan đến giá trị hàng hoá và dịch vụ, hoặc đơn giản là những tính toán lời lỗ hoặc động cơ bên trong của các bên, sẽ không được coi là lý do chính đáng. Cũng tương tự như trong trường hợp về chủ thể hoặc cỏ tớnh của chủ thể, mặc dù trong những trường hợp đặc biệt các nhầm lẫn này có thể được coi là chính đáng (ví dụ trường hợp những hợp đồng cung cấp hàng hoá dịch vụ này cần phải do những người cú trỡnh độ nhất định thực hiện, hoặc trường hợp một khoản vay được cấp tuỳ thuộc vào khả năng chi trả của người đi vay). Việc một người bỡmh thường, cùng hoàn cảnh như bên nhầm lẫn có thể nhầm lẫn tương tự được coi là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ, vỡ vậy cần phải hội đủ những yêu cầu tiếp sau liên quan đến các bên trong hợp đồng, để xem xét nhầm lẫn có chính đáng hay không.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 68 - 70)