1. lịch sử phát triển của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam
2.1.2 Giai đoạn từ 1996 đến
Nhà nước ta ban hành Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành, sửa đổi, áp dụng cho phù hợp với Hiến pháp.
Bộ luật Dân sự được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/1996. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1996 là một bước phát triển rất tiến bộ của khoa học pháp lý nói chung và các quan hệ hợp đồng dân sự nói riêng cũng được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật ở cấp độ bộ luật, Trong Bộ luật dân sự có tới 204 điều quy định về hợp đồng bao gồm nhiều nội dung như: giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi chấm dứt hợp đồng và quy định nhiều loại hợp đồng thông dụng trong đời sống kinh tế. Bộ luật Dân sự năm 1996 đã đóng góp quan trong trong các giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói riêng, tách biệt cụ thể gữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Luật Thương mại năm 1997, đã bổ sung những thiếu sót và bất cập của pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 như: chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại có thể là các cá nhân là thương nhân mà không cần thiết phải là
pháp nhân, mở rộng hơn phạm vi hình thức của hợp đồng như: hợp đồn có thể ký kết qua fax, thư điện tử…. Như vậy, hệ thống pháp luật về hợp đồng trong giai đoạn này chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, luật Thương mại. Do tính đọc lập của Bộ luật Dân sự với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Luật Thương mại, hợp đồng đã hình thành hai nhóm hợp đồng lớn đó là nhóm các hợp đồng dân sự và nhóm các hợp đồng kinh tế. Việc quy định các tiêu chí để quy định thế nào là hợp đồng kinh tế và thế nào là hợp đồng dân sự đã hình thành tác động tới tư duy pháp lý là phải phân biệt rành mạch giữa hai nhóm hợp đồng này trong các hoạt động tư pháp. Đây là một trong những điểm hạn chế và gây ra nhiều khó khăn cho việc xét xử khi có vi pham hợp đồng của các bên.