Bỏ quy định phạt hợp đồng của Luật Thương mạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 70 - 71)

- Xử lý hợp đồng vô hiệu

3.2.2.1. Bỏ quy định phạt hợp đồng của Luật Thương mạ

Trước ngày Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực, pháp luật áp dụng quan hệ hợp đồng khá phức tạp bao gồm Bộ luật Dân sự 1995, pháp luật hợp đồng kinh tế 1989, luật Thương Mại 1997. Tính độc lập tương đối của Bộ luật Dân sự 1995, pháp luật hợp đồng kinh tế, Luật Thương mại đã hình thành lối tư duy thế nào là hợp đồng dân sự, thế nào là hợp đồng kinh tế, và trong trường hợp hợp đồng kinh tế lại rất khó để áp dụng các quy định đồng thời xuất hiện của pháp luật hợp đồng kinh tế, Luật Thương mại cùng áp dụng một vấn đề: cụ thể Bộ luật Dân sự 1995 không quy định phạt hợp đồng, pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 29 có mức phạt hợp đồng từ 2% đến 12%, luật Thương Mại quy định tại Điều 301 có mức phạt hợp đồng 8%.

Sự ra đời và có hiệu lực của Bộ luật Dân sự 2005 đã chấm dứt hiệu lực của pháp lệnh hợp đồng kinh tế, và phạm vi áp dụng của Bộ luật Dân sự được mở rộng tất cả các hợp đồng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nghĩa là cùng một hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ chịu sự áp dụng của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại. Theo như quy định tại Điều 422 của Bộ luật Dân sự 2005 thì mức phạt hợp đồng do các bên tự thoả thuận. Quy định này trái với quy định tại Điều 301 của Luật Thương mại năm 2005 đã xâm phạm tới quyền tự do, tự nguyện thoả thuận của các bên khi ký kết hợp đồng.

Theo tác giả: pháp luật hợp đồng chủ yếu đặt ra các quy định và nhằm tới việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Trong đó pháp luật hợp đồng phải nghiêm vệ quyền hay ít nhất cũng là bảo đảm quyền tự do thoả thuận.Việc pháp luật hợp đồng đưa ra các điều luật mang tính định khung khuôn mẫu của một hợp đồng là không cần thiết, việc đưa ra các chế tài như phạt hợp đồng cũng không cần thiết. Chế tài phạt hợp đồng phải do các bên tham gia ký kếthd tự thoả thuận với nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)