Thủ tục giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 37 - 44)

1. lịch sử phát triển của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam

2.2.1.2.Thủ tục giao kết hợp đồng

Thủ tục giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thống nhất xác lập những quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Thực chất, đó là quá trình mà hai bên đàm phán, thương lượng về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Thông thường, thủ tục giao kết hợp đồng diễn ra thông qua hai giai đoạn:

- Đề nghị giao kết hợp đồng

Khoản 2 Điều 390 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trình tự giao kết hợp đồng như sau: "Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể" [56]

Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng dân sự thì ý chí muốn giao kết hợp đồng đó phải thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định. Thông thường, đó là ý kiến của bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Chỉ có như vậy, phía đối tác mới có thể nhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng.

Để người mà mình muốn giao kết hợp đồng với họ có thể hình dung được hợp đồng đó như thế nào, người đề nghị phải đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng. Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi,

thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại v.v... Trong những trường hợp này, thì thời hạn trả lời là một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận ấn định. Ngoài ra, đề nghị giao kết còn có thể được thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện. Trong những trường hợp này, thời hạn trả lời là khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định.

Để bảo đảm quyền lợi cho người được đề nghị, Điều 390 Bộ luật Dân sự đã quy định: "Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh" [56].

Như vậy, lời đề nghị mặc dù chưa phải là một hợp đồng nhưng ít nhiều đã có tính chất ràng buộc đối với người đề nghị. Tuy nhiên, bên đề nghị vẫn có thể thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị trong các trường hợp sau:

+ Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị.

+ Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều kiện đó đã đến.

Trong thực tế hiện nay, cho dù nhận được một hợp đồng có yêu cầu về thời hạn trả lời thì các chủ thể được đề nghị giao kết hợp đồng chỉ quan tâm khi nội dung của hợp đồng có lợi cho mình và việc chấp nhận bồi thường là rất khó. Thực tế đang diễn ra là các doanh nghiệp gửi đề nghị giao kết hợp đồng cho nhiều bên khác nhau thể hiện dưới dạng một lời đề nghị mở. Việc tuân thủ về thời gian chỉ được các bên chấp hành khi hợp đồng đã có hiệu lực.

Ngoài ra, đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt khi bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận hoặc chậm trả lời chấp nhận.

- Chấp nhận giao kết hợp đồng

Vấn đề này được Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại Điều 396 như sau: "Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ của nội dung đề nghị" [56].

Là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đề nghị. Về nguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không. Trong những trường hợp cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân nhắc, suy nghĩ mà các bên đã ấn định thời hạn trả lời, thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời hạn đó. Nếu sau thời hạn nói trên, bên được đề nghị mới trả lời về việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Nếu việc trả lời được chuyển qua bưu điện, thì ngày gửi đi theo dấu của bưu điện được coi là thời điểm trả lời. Căn cứ vào thời điểm đó để bên đã đề nghị xác định việc trả lời có chậm hay không so với thời hạn đã ấn định.

Người được đề nghị có thể chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị, cũng có thể chỉ chấp nhận một phần nội dung đó hoặc có thể chỉ chấp nhận việc giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý với nội dung mà bên đề nghị đã đưa ra. Nghĩa là, trong những trường hợp này, người được đề nghị giao kết muốn sửa đổi hoặc thay đổi nội dung mà người đề nghị đã đưa ra. Vì vậy, họ sẽ trở thành người đề nghị mới và người đề nghị trước đó lại trở thành người được đề nghị. Người đề nghị mới cũng chịu sự ràng buộc của mình về những nội dung đã đề nghị. Sự hoán vị này có thể xảy ra nhiều lần cho đến khi nào các bên thống nhất thỏa thuận được với nhau toàn bộ nội dung của hợp đồng, thì sẽ đi đến chính thức giao kết hợp đồng. Khi đó giao kết hợp đồng có hiệu lực và tại Điều 391 của Bộ luật Dân sự quy định như sau:

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: a) Do bên đề nghị ấn định;

b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kẻ từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị nhận được đề nghị đó [56].

Một số trường hợp sau đây được coi là đã nhận được giao kết hợp đồng:

a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú hiện tại nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở đang làm việc, nếu bên đề nghị là pháp nhân;

b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; ví dụ như: đề nghị đã được gửi tới email (thư điện tử), gửi tới trang webside của tổ chức hay của chính cá nhân đó.

c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Trong thực tế, Điều 391 của Bộ luật Dân sự 2005 có giá trị đối với các doanh nghiệp đã có quá trình hợp tác lâu dài hoặc phụ thuộc lẫn nhau theo một tiêu chí nào đó. Chẳng hạn, mối quan hệ giữ một bên là nhà sản xuất một bên là nhà phân phối sản phẩm đó được thể hiện trong các bản hợp đồng đơn giản. Nó thường thể hiện dưới các dạng hợp đồng đơn giản như: đơn đặt hàng trong tháng, đơn đặt hàng theo tuần, đơn đặt hàng theo kỳ. Hình thức của nó thường đơn giản như gọi điện hay là fax.

Đối với hợp đồng mà giữa các bên ít có giao lưu kinh tế, chưa ký hợp đồng lần nào thì việc áp dụng Điều 390 của Bộ luật Dân sự khó xảy ra.

Nguyên nhân: Bên nhận được đề nghị luôn mong muốn sửa đổi nội dung của bản đề nghị cho phù hợp với ý muốn của mình. Bên nhận được đề nghị luôn mong muốn gặp gỡ bên đề nghị để cùng thỏa thuận, thống nhất những nội dung chưa phù hợp, những nội dung còn nghi ngờ...

- Rút lại, thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết

Các nội dung trên được quy định tại các điều 392, 393, 394 của Bộ luật Dân sự 2005

- Rút lại một đề nghị (Điều 392 Bộ luật Dân sự 2005)

Một trong những lý do trờn thực tế việc xỏc định thời điểm bản đề nghị bắt đầu có hiệu lực là rất quan trọng. Cho đến thời điểm đó, bên đề nghị có quyền đổi ý và quyết định không tham gia giao kết hợp đồng nữa, hoặc đổi lại đề nghị cũ bằng một đề nghị mới khác, bất kể là bản đề nghị ban đầu đó bị thu hồi lại hay chưa. Chỉ cần người nhận đề nghị phải được thông báo về sự thay đổi ý định của người đưa ra đề nghị, trước hoặc vào đúng thời điểm mà bên nhận đề nghị nhận được đề nghị ban đầu (khoản 1 Điều 392).

Điều 393 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng [56].

Việc một đề nghị có thể được phép huỷ bỏ hay không là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong việc giao kết hợp đồng. Vỡ ở đây không có sự hoà hợp giữa hai cách nhỡn của hai bên tham gia ký kết hợp đồng, việc quy định như vậy sẽ dẫn tới một số trường hợp không được phép huỷ bỏ, và chỉ trong một số ngoại tệ nó mới được phép được huỷ bỏ.

+ Các đề nghị có thể bị huỷ bỏ trên nguyên tắc

Ta suy luận ra rằng, các đề nghị được phép huỷ bỏ cho đến khi hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên, pháp luật quy định việc huỷ bỏ một đề nghị có thể được thực hiện khi bên nhận đề nghị vẫn chưa tuyên bố chấp nhận đề nghị. Nghĩa là kể cả khi một đề nghị bằng văn bản được chấp nhận bằng miệng, hoặc khi người nhận thực hiện theo đề nghị mà chưa thông báo cho người đưa ra đề nghị, thỡ bên đề nghị vẫn có quyền huỷ bỏ đề nghị cho đến trước thời điểm giao kết hợp đồng. Khi một bên đề nghị được chấp nhận bằng văn bản, thỡ hợp đồng được giao kết từ khi lời chấp nhận đề nghị được truyền đạt đến người đưa ra đề nghị đó. Tuy nhiên, quyền của bên đề nghị về việc yêu cầu huỷ bỏ đề nghị sẽ chấm dứt sớm hơn, nghĩa là khi bên nhận đề nghị gửi lời chấp nhận đề nghị. Các giải quyết ngược lại như vậy có thể gây nhiều bất tiện cho bên nhận đề nghị vỡ bên này không phải lúc nào cũng biết được liệu đề nghị đó bị huỷ bỏ hay chưa. Do đó, trong một số trường hợp nên theo cách giải quyết này, có nghĩa là phải thu hẹp thời gian được quyền rút lại đề nghị của bên đề xuất.

Trong thực tế, việc hủy bỏ hợp đồng và không hủy bỏ hợp đồng luôn luôn gắn liền với nhau: Nếu hủy bỏ có lợi cho bên A thì không hủy bỏ thường có lợi cho bên B và như vậy sẽ diễn ra việc tranh chấp trong việc ký kết hợp đồng của hai bên.

Một trường hợp khác mà Bộ luật Dân sự 2005 chưa đề cập tới đó là hợp đồng xuất phát từ những đề nghị không thể hủy bỏ bao gồm hai trường hợp là: Bản đề nghị ghi rõ không thể hủy bỏ và sự tin tưởng của đề nghị không thể hủy bỏ.

Trong bản đề nghị ghi rừ khụng thể huỷ bỏ

Việc ghi rừ rằng đề nghị không thể huỷ bỏ có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, cỏch rừ ràng và trực tiếp nhất là ghi thẳng vào bản đề nghị (ví dụ, "đây là bản chào hàng có giá có định"; "chúng tôi sẽ giữ nguyên đề nghị này cho đến khi chúng tôi nhận được trả lời của quý ngài").

Tuy vậy, cũng có thể đơn giản là bên nhận đề nghị chứng minh rằng mỡnh đó hành động đúng khi cho rằng đề nghị này không thể huỷ bỏ, bằng cách viện dẫn những điều khoản khác, hoặc bằng hành vi của bên đề nghị. Việc ghi rừ thời hạn chấp nhận đề nghị cố định có thể, tuy không nhất thiết, giỏn tiếp ngụ ý nú là một đề nghị không thể huỷ bỏ. Lời giải đáp sẽ được tỡm thấy trong mỗi trường hợp thông qua việc giải thích đúng các điều khoản của đề nghị theo những tiêu chuẩn khác nhau được trỡnh bày trong phần những quy tắc chung về giải thớch hợp đồng. Nói chung, nếu luật áp dụng quy định rằng: một đề nghị là không thể bị huỷ bỏ khi bên đề nghị giới hạn thời hạn chấp nhận hợp đồng, thỡ việc đưa ra một thời hạn cố định như vậy là có ý nghĩa là bờn đề nghị đưa ra một đề nghị không thể huỷ bỏ. Mặt khác, nếu như luật áp dụng quy định rằng: việc ấn định thời hạn chấp nhận hợp đồng không đủ để coi một đề nghị là đề nghị không thể huỷ bỏ, thỡ phải tuân theo quy định trên.

Ví dụ:

1. Công ty du lịch A quảng cáo với khách hàng về một chuyến du lịch nhân dịp năm mới. A hối thúc khách hàng đặt chỗ trước trong vũng ba ngày tới, và nờu thờm rằng cú thể sẽ khụng cũn chỗ trống nữa sau ba ngày tới. Cõu văn như vậy không thể được xem là đề nghị này không thể huỷ bỏ trong vũng ba ngày tới.

2. A mời B cung cấp một đề nghị bằng văn bản, trong đó có ghi các điều khoản mà B đó chuẩn bị để xây dựng một toà nhà. B trỡnh bày một bản đề nghị chi tiết trong đó có câu "Giá và các điều kiện kèm theo sẽ không được thực hiện sau ngày 1 tháng 9". Nếu A và B cùng hoạt động trong cùng một nước mà hệ thống pháp luật ở đó xem đây là một

đề nghị không thể huỷ bỏ cho đến ngày cụ thể nào đó, thỡ B cú thể hiểu rằng đề nghị đó không thể huỷ bỏ. Trường hợp này có thể không được áp dụng nếu pháp luật sở tại của B cho rằng lời đề nghị này chưa để được coi là một đề nghị không thể huỷ bỏ.

Sự tin tưởng đề nghị không thể huỷ bỏ

Một ngoại lệ thứ hai trong các quy tắc chung liên quan đến việc huỷ bỏ một đề nghị, nghĩa là khi "việc người nhận có căn cứ để xem đề nghị là một đề nghị không thể huỷ bỏ", và khi "người nhận thực hiện đề nghị này do tin tưởng nó là một đề nghị không thể huỷ bỏ". Thực chất là sự áp dụng của nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực được trỡnh bày rõ. Việc tin tưởng của bên nhận đề nghị có thể xuất phát từ hành vi của bên đề nghị hoặc do tính chất của lời đề nghị đó (ví dụ, một đề nghị mà việc chấp nhận yêu cầu người nhận đó phải được điều tra rộng lớn và tốn kém trong khi chờ đợi giao kết hợp đồng hoặc một đề nghị cho phép bên nhận đề nghị lập một đề nghị khác gửi cho bên thứ ba). Hành vi mà bên nhận đề nghị thực hiện trong khi tin tưởng và hiệu lực lời đề nghị có thể bao gồm việc chuẩn bị sản xuất, mua thuê thiết bị hoặc nguyên vật liệu, chi trả các chi phí phát sinh, v.v... miễn là những hành vi này thường có trong các lĩnh vực thương mại có liên quan, hoặc được bên đề nghị biết hoặc dự liệu trước.

Ví dụ:

3. A - nhà buôn bán đồ cổ - yêu cầu B phục chế lại mười bức danh hoạ với điều kiện là công việc phải được hoàn tất trong vũng ba thỏng và giỏ cả khụng được vượt quá một số tiền nào đó. B thông báo cho A rằng, để biết có nên chấp nhận lời đề nghị này hay không, thỡ B cần phải bắt đầu phục chế một bức tranh và sẽ trả lời cụ thể trong vũng 5

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 37 - 44)