Tính đồng bộ và thống nhất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 26 - 27)

Tính đồng bộ, thống nhất là yêu cầu khách quan, là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và chất lượng của hệ thống pháp luật. Điều này có nghĩa là, khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật thì cần phải xem xét giữa các bộ phận, quy phạm pháp luật của nó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn và xung đột với nhau không. Tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật được thực hiện trên những điểm sau:

Một là, tính đồng bộ thể hiện ở sự đồng bộ giữa hiến pháp với các đạo luật và

phải xây dựng được một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản trong hiến pháp, hoàn thiện hiến pháp nhằm tạo cơ sở củng cố tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật.

Hai là, tính đồng bộ, thống nhất thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn không

xung đột, không trùng lặp, chồng chéo trong mỗi nghành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một nghành luật khác nhau.

Ba là, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự đồng bộ,

thống nhất giữa văn bản luật dưới các văn bản dưới luật.

Bốn là, trong điều kiện đảng cầm quyền, cần phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất

giữa các quy đinh của pháp luật với đường lối, chính sách của Đảng.

Tính đồng bộ, thống nhất là tiêu chí vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng. Pháp luật hợp đồng có được áp dụng hiệu quả trong thực tế hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc có tuân thủ triệt để tính đồng bộ thống nhất hay

không. Thực tế ở nước ta, nhiều văn bản đã được ban hành nhưng rất khó đi vào cuộc sống vì sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản đó.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 26 - 27)