Trình độ, chuyên môn lành nghề của cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu 136 Hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (Trang 50 - 52)

Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý

Bảng 2.7:

Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý của công ty mẹ

Đơn vị: Lượt người

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

SL % SL % SL % Trên đại học 6 2.02 6 1.65 8 1.92 Đại học 231 77.77 281 77.41 305 77.32 Cao đẳng 24 8.08 30 8.26 37 8.89 Trung cấp 36 12.13 46 12.68 66 15.87 Tổng số 297 100 363 100 416 100 Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính

Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty mẹ có chất lượng tương đối cao. Trong đó, số cán bộ quản lý có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, 77,32% năm 2008, 77,41% năm 2007. Năm 2008, cán bộ quản lý trình độ đại học tăng 8,54% so với năm 2007 tương ứng với 24 người. Bên cạnh đó, tỷ lệ cán bộ có trình độ trung câp vẫn chiếm 15,87% tổng số cán bộ quản lý năm 2008, tăng 20 người so với năm 2007. Trình độ cao đẳng chiếm 8,89% tổng số cán bộ quản lý năm 2008. Trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ rất ít, 1,92% tổng số cán bộ quản lý năm 2008 tương ứng với tám

công ty ít có sự thay đổi. Cụ thể, so với năm 2007 thì số lượng cán bộ có trình độ trên đại học năm 2008 chỉ tăng lên có 2 người, trình độ đại học tăng lên nhiều nhất là 24 người, trình độ cao đẳng tăng lên 7 người và trình độ trung cấp tăng lên 20 người.

Từ kết quả trên cho thấy, hiện nay, công ty có chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhưng trình độc của họ hầu như không thay đổi nhiều. Do đó, công ty nên có những kế hoạch dài hạn nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý.

Trình độ lành nghề của công nhân sản xuất

Bảng 2.8

Trình độ lành nghề của công nhân sản xuất

Đơn vị: Lượt người

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Lao động phổ thông 24 7,16 26 7,23 26 6,13 Bậc 1 16 4,78 14 3,87 13 3,06 Bậc 2 79 23,58 80 22,16 84 19,81 Bậc 3 76 22,68 79 21,88 91 21,15 Bậc 4 72 21,49 86 23,82 110 25,94 Bậc 5 36 10,74 41 11,35 60 14,15 Bậc 6 18 5,37 19 5,26 25 5,89 Bậc 7 14 4,20 16 4,43 15 3,87 Tổng 335 100 361 100 424 100 Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính

Phần lớn số công nhân sản xuất của công ty mẹ mới chỉ đạt tay nghề bậc 2, bậc 3 và bậc 4, trong đó công nhân có trình độ lành nghề bậc 4 chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2008, số công nhân trình độ lành nghề bậc 4 tăng 27,9% so với năm 2007, tương ứng với 34 người. Năm 2008, số công nhân trình độ lành nghề bậc 4 tăng 52,77% so với năm 2006.

công ty không đào tạo được, mặt khác, thiếu các cơ sở đào nghề đòi hỏi trình độ cao như nghề nề, hàn.

Đặc biệt số lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo không giảm nhiều qua các năm, chiếm 6,13% năm 2008. Điều này đặt ra một yêu cầu đối với công ty phải tiến hành đào tạo nghề cho những người lao động phổ thông này. Công ty phải xác định đúng đối tượng cần đào tạo nâng bậc.

Qua 3 năm, trình độ lành nghề của công nhân sản xuất công ty biến động theo xu hướng ngày càng được nâng cao tuy nhiên tốc độ tăng còn thấp. Số công nhân có trình độ tay nghề cao bậc 6,7 tăng không nhiều trong khi yêu cầu của công việc lại rất cần đội ngũ lao động này.

Nhìn chung, trình độ lực lượng lao động của công ty mẹ hiện nay vẫn còn thấp, vì vậy trong công tác đào tạo cần xác định rõ nhu cầu đào tạo là nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực, để công ty không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu 136 Hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (Trang 50 - 52)