Hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 52 - 59)

Những năm gần đây do kế hoạch của tỉnh Sóc Trăng là đẩy mạnh đầu tƣ vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Chính vì vậy, Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển thêm hoạt động thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Trong tất cả các hoạt động của Ngân hàng thì thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán xuất khẩu cũng đóng góp một phần quan trọng và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển, chủ yếu là xuất khẩu tôm, thu từ thanh toán nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối là không đáng kể.

BẢNG 6: DOANH SỐ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009 THEO TRỊ GIÁ VÀ SỐ MÓN

(ĐVT: Ngàn USD, món)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Số món

Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá Số món (%) Trị giá (%) Số món (%) Trị giá (%)

Xuất khẩu 1.439 128.099 1.870 147.909 1440 121.859 29,95 15,46 -22,99 -17,61

Nhập khẩu 184 13.617 196 5.764 159 12.184 6,52 -57,67 -18,88 111,38

Tổng 1.623 141.716 2.066 153.673 1599 134.043 27,30 8,44 -22,60 -12,77

Về trị giá: Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thanh toán quốc tế xuất luôn cao hơn doanh số thanh toán nhập khẩu vì Thành phố Sóc Trăng đã thực hiện chủ trƣơng của Nhà Nƣớc là phát triển lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu nhằm mang lại nguồn thu lớn phát triển kinh tế của tỉnh cũng nhƣ mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng từ các hợp đồng thanh toán xuất khẩu. Năm 2008 doanh số TTQT là 153.673 ngàn USD tăng 11.957 ngàn USD so với năm 2007, tỷ lệ tăng là 8,44% nhƣng đến năm 2009 doanh số TTQT lại giảm đi 19.630 ngàn USD, tỷ lệ giảm là 12,77% so với năm 2008.

128.099 147.909 121.859 13.617 5.764 12.184 141.716 153.673 134.043 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2007 2008 2009 Năm N g àn U S D Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng

Hình 5: Biểu đồ thể hiện doanh số hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2007-2009 theo trị giá

Hoạt động thanh toán xuất khẩu tăng từ năm 2007 đến năm 2008, doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2008 là 147.909 ngàn USD tăng 19.810 ngàn USD, tỷ lệ tăng là 15,46% so với năm 2007 . Nguyên nhân do Ngân hàng ngày càng mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bên cạnh đó thì bộ phận thanh toán quốc tế cũng ngày càng trƣởng thành hơn và có những chính sách ƣu đãi đối với khách hàng về phí và lãi suất chiết khấu để cạnh tranh với các ngân hàng khác, thu hút đƣợc một số khách hàng mới và một số khách hàng truyền thống của Vietcombank. Ngoài ra do các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang các nƣớc EU, Singapore…Việc

thời trong năm 2008 có một khoản thời gian chỉ có ở ngân hàng nông nghiệp Sóc Trăng dự trữ dƣ ngoại tệ còn các ngân hàng khác lại thiếu nên thu hút việc thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong năm 2008 tuy ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giảm nhƣng doanh số thanh toán của ngân hàng vẫn tăng. Doanh số thanh toán nhập khẩu trong năm 2008 là 5.764 ngàn USD, giảm 7.853 ngàn USD so với năm 2007, tỷ lệ giảm là 57,67%. Nguyên nhân là do trong năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền kinh tế các nƣớc, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa tăng cao nên nhu cầu nhập hàng hóa từ nƣớc ngoài của tỉnh giảm, các doanh nghiệp chế biến hạn chế nhập thêm các thiết bị công nghệ chế biến thủy sản, các thiết bị chế biến thức ăn nuôi tôm…chỉ nhập khẩu những hàng hóa cần thiết nhƣng giá trị vẫn không cao. Sự giảm đi của doanh số thanh toán hàng nhập ít hơn so với sự tăng lên của doanh số hàng xuất nên tổng doanh số thanh toán vẫn tăng lên từ năm 2007 đến năm 2008. Năm 2009 hoạt động thanh toán xuất khẩu giảm 26.050 ngàn USD so với năm 2008, tỷ lệ giảm 17,61%, thanh toán nhập khẩu tăng 6.420 ngàn USD, tỷ lệ tăng là 111,38%. Nguyên nhân của sự giảm trong doanh số thanh toán xuất khẩu này là do thị trƣờng tiền tệ không ổn định và do tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, chênh lệch cao giữa tỷ giá thị trƣờng tự do và giá niêm yết của Ngân hàng, các công ty xuất khẩu chuyển thanh toán và bán ngoại tệ sang các Ngân hàng có hỗ trợ tỷ giá bằng giá thị trƣờng tự do, bên cạnh đó do diện tích tôm chết gần 15.000 ha (chiếm 30% diện tích thả nuôi) thêm vào đó giá cả một số mặt hàng nhƣ lúa, cá tra, tôm.. giảm nên làm giảm việc xuất khẩu hàng hóa, ngoài ra do thời tiết không thuận lợi, mƣa trái vụ, nƣớc mặn xâm nhập ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp làm giảm sản lƣợng nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt từ đó giảm doanh số hoạt động thanh toán. Nhƣng doanh số thanh toán hàng nhập lại tăng lên trong năm 2009 do nền kinh tế dần trở nên ổn định nên các doanh nghiệp nhập các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh…sự giảm xuống của doanh số thanh toán hàng xuất dẫn đến giảm tổng doanh số thanh toán trong năm 2009. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu tôm đông lạnh sang các thị trƣờng, các công ty XNK có số lƣợng xuất khẩu lớn nhƣ: Công ty Kim Anh, Công ty Phƣơng Nam, Công ty Út Xi, Công ty Khánh Hoàng, Stapimex…các

công ty này thƣờng xuyên giao dịch với Ngân hàng và là những công ty XNK chủ lực của tỉnh. Hoạt động nhập khẩu thì ít do các công ty chủ yếu nhập các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, thức ăn cho tôm, thùng nhựa và các loại phân bón, hóa chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

1.439 1.870 1440 184 196 159 1.623 2.066 1599 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2007 2008 2009 Năm M ón Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng

Hình 6: Biểu đồ thể hiện doanh số hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2007-2009 theo số món

Qua bảng số liệu thống kê về số món ta thấy tổng số món tăng từ năm 2007 đến năm 2008 lên 443 món, tỷ lệ tăng là 27,30% cụ thể trong thanh toán xuất khẩu tăng 431 món, tỷ lệ tăng là 29,95%, trong thanh toán nhập khẩu tăng 12 món, tỷ lệ tăng là 6,52% nguyên nhân tăng số món trong lĩnh vực thanh toán hàng nhập nhƣng trị giá giảm là do số món nhập về là những hàng hóa có giá trị thấp với số lƣợng ít, quy mô của các doanh nghiệp còn hạn chế chƣa phát triển nhiều nên họ nhập về những mặt hàng chủ yếu cần thiết cho phát triển sản xuất chứ chƣa chú trọng hơn đến việc phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 2009 thì tổng số món trong cả hai lĩnh vực hàng xuất và hàng nhập đều giảm so với năm 2008 cụ thể là giảm 430 món trong hoạt động thanh toán xuất khẩu, tỷ lệ giảm 22,99%, còn trong thanh toán hàng nhập khẩu giảm 37 món, tỷ lệ giảm 18,88% nhƣng tăng về trị giá chứng tỏ các doanh nghiệp ngày càng chú trọng phát triển quy mô sản xuất và có những chiến lƣợc để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả bằng việc nhập về giảm số món nhƣng tăng trị giá họ quan tâm tới những hàng hóa có chất lƣợng hơn là số lƣợng. Sự giảm đi của số món trong

thanh toán hàng xuất nhiều dẫn đến tổng số món cũng giảm tƣơng ứng 467 món, tỷ lệ giảm 22,60%.

Ngân hàng nên có những chính sách kịp thời để hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển nhằm mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

BẢNG 7: DOANH SỐ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 6 THÁNG NĂM 2009 VÀ 6 THÁNG NĂM 2010 (THEO TRỊ GIÁ VÀ SỐ MÓN) (ĐVT: Ngàn USD, Món) Chỉ tiêu 6th/2009 6th/2010 Chênh lệch 6th/2010 và 6th/2009 Số món

Trị giá Số món Trị giá Số món (%) Trị giá (%) Xuất khẩu 769 55.991 487 44.082 -36,67 -21,27 Nhập khẩu 82 6.879 73 4.178 -10,98 -39,26 Tổng 851 62.870 560 48.260 -34,20 -23,24 (Nguồn: Phòng TTQT)

Về trị giá: Từ bảng trên ta thấy doanh số thanh toán quốc tế 6th/2009 là 62.870 ngàn USD, trong đó hàng xuất là 55.991 ngàn USD, hàng nhập là 6.879 ngàn, doanh số 6th/2010 thì lại giảm 14.610 ngàn USD, tỷ lệ giảm là 23,24%, trong đó hàng xuất giảm 11.909 ngàn USD, tỷ lệ giảm là 21,27%, hàng nhập giảm 2.701 ngàn USD, tỷ lệ giảm là 39,26%. Sở dĩ có sự giảm doanh số thanh toán quốc tế là do các hoạt động thanh toán ngày càng đa dạng hóa và phát triển đòi hỏi nhân viên cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhƣng ngân hàng chƣa triển khai thêm các dịch vụ mới để đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra do đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng là Vietcombank ngày càng mở rộng nghiệp vụ cũng nhƣ nâng cao trình độ cho nhân viên nhằm thực hiện thanh toán an toàn và nhanh chóng cho khách hàng nên khách hàng so sánh một số chính sách ƣu đãi của các tổ chức khác hoạt động trên địa bàn tỉnh nhằm mang lại lợi ích cho mình với rủi ro thấp nhất. Do các hoạt động trong ngân hàng có liên quan chặt chẽ với nhau nên nghiệp vụ thanh toán

cũng nhƣ những hạn chế trong việc hỗ trợ tín dụng cho các công ty XNK, nên khi có nhu cầu vƣợt quá quy định của Ngân hàng thì các công ty phải thực hiện thêm hợp đồng với Ngân hàng khác, khi đó các doanh nghiệp XNK cũng phải thực hiện cam kết thanh toán tại các Ngân hàng mà mình có tham gia tín dụng tài trợ XNK, mỗi ngân hàng đều có những chế độ ƣu đãi riêng đối với khách hàng của mình để cạnh tranh với những ngân hàng khác và cũng có những điều kiện ràng buộc đối với khách hàng, nên khách hàng sẽ chọn việc thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu với số lƣợng lớn ở những ngân hàng có lợi nhất cho mình nên hoạt động thanh toán quốc tế sẽ bị chia sẻ giữa các ngân hàng nên làm giảm doanh số. Bên cạnh đó việc thiếu hụt ngoại tệ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thu hút khách hàng mới của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra các công ty XNK do họ thiếu nguyên liệu không thể xuất khẩu đƣợc vì hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu phải thu hoạch theo thời vụ làm doanh số giảm. 55.991 44.082 6.879 4.178 62.870 48.260 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 6th 2009 6th 2010 Năm N g àn U S D Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng

Hình 7: Biểu đồ thể hiện doanh số hoạt động thanh toán quốc tế theo trị giá 6 tháng 2009 và 6 tháng 2010

Ta thấy doanh số thanh toán theo số món cũng giảm tƣơng ứng với trị giá, 6th/2010 có tổng số món là 560 món giảm 291 món so với cùng kỳ, tỷ lệ giảm là 34,20%. Trong đó hàng xuất 6th/2010 là 487 món, giảm so với quý II/2009 là 282 món, tỷ lệ giảm là 36,67%, hàng nhập là 73 món trong quý II/2010 giảm 9 món so với cùng kỳ, tỷ lệ giảm là 10,98%.

Trong những năm gần đây tuy hoạt động TTQT của Ngân hàng có giảm doanh số vì hoạt động của Ngân hàng bị hạn chế bởi các chính sách của ngân hàng Nhà Nƣớc nên việc mở rộng chính sách khách hàng và các chiến lƣợc cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn cũng hạn chế. Nhƣng hoạt động TTQT đã hỗ trợ cho các hoạt động khác của Ngân hàng phát triển đặc biệt là hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. NHNo Sóc Trăng chiếm thị phần cao nhất trong tỉnh về hoạt động tín dụng và hoạt động TTQT chiếm hơn 50% thị phần TTQT trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)