3.2.2.1. Quy trình L/C xuất khẩu
Bƣớc 1: Tiếp nhận chứng từ
Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ của khách hàng xuất trình kèm thƣ yêu cầu đòi tiền theo L/C (theo mẫu NH cung cấp), bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có) cùng thƣ thông báo L/C, sửa đổi L/C có xác nhận mã/chữ ký đúng của Ngân hàng thông báo
Trƣớc khi ký nhận chứng từ, kiểm tra sơ bộ các loại chứng từ, số lƣợng của từng loại chứng từ kể trên và Thƣ yêu cầu thanh toán của khách hàng, phải ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ trên theo yêu cầu thanh toán của khách hàng.
Vào bìa hồ sơ L/C và những sửa đổi L/C liên quan và vào sổ theo dõi, đăng ký số tham chiếu, nhập dữ liệu vào máy vi tính.
Bƣớc 2: Kiểm tra chứng từ
Trách nhiệm của thanh toán viên
hàng xuất trình. Ký xác nhận mặt sau của L/C gốc trị giá bộ chứng từ xuất trình, rút số dƣ trên bìa hồ sơ.
Kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lƣợng chứng từ so với các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C có liên quan (nếu có). Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau, sự phù hợp của chứng từ với UCP 500 và UCP 600.
Bƣớc 3: Xử lý chứng từ có sai sót
Nếu bộ chứng từ có sai sót, thanh toán viên phải thông báo cho khách hàng những thông tin sau:
Nêu rõ từng sai sót của chứng từ để khách hàng sửa chữa hoặc thay thế. Chỉ giao lại cho khách hàng những chứng từ cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Yêu cầu khách hàng ký nhận lại những chứng từ cần phải sửa chữa trên phiếu kiểm tra chứng từ. Việc thay thế, sửa chữa phải đƣợc thực hiện trong thời hạn xuất trình chứng từ cho phép của L/C.
Trƣờng hợp khách hàng không đồng ý với những ý kiến của Ngân hàng về những sai sót đã nêu, thanh toán viên báo cáo lại Phụ trách phòng để xử lý cho khách hàng quyết định không sửa chữa hoặc thay thế chứng từ có kèm theo văn bản bảo lƣu ý kiến.
Ký nhận và ghi rõ ngày giờ nhận lại chứng từ của khách hàng.
Bƣớc 4: Gởi chứng từ và đòi tiền
L/C quy định đòi tiền bằng điện:
Thanh toán viên lập điện đòi tiền theo chỉ dẫn trên L/C.
Lập thƣ gởi chứng từ (covering letter) theo mẫu. Trên thƣ gửi chứng từ phải ghi rõ “Chứng từ đã đƣợc đòi tiền bằng điện ngày...tránh thực hiện hai lần”-”- “Reimbursement claim has been effected by cable đate…please avoid duplication”.
Thƣ gửi chứng từ lập theo quy định của L/C, phải có một bản kèm theo một bản sao hóa đơn và một bộ chứng từ sao lƣu hồ sơ L/C.
L/C quy định đòi tiền bằng thƣ
Thanh toán viên lập thƣ đòi tiền theo quy định nhƣ trên L/C.
Trên thƣ đòi tiền nêu chỉ thị đòi tiền và xác nhận “The amount has been endorsed on the reverse of the original documentary credit”.
3.2.2.2. Quy trình L/C nhập khẩu:
Yêu cầu mở L/C
Nếu L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%.
Nếu khách hàng xin mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ dƣới 100%, khách hàng ký và đóng dấu sẵn vào đơn xin vay và giấy nhận nợ (theo mẫu NH).
Nếu L/C phát hành bằng vốn vay của NH, khách hàng liên hệ với bộ phận tín dụng.
Mức ký quỹ để mở L/C có thể thỏa thuận từ 0%-100% và quý khách phải chuyển đủ số tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ trƣớc khi mở L/C.
Bộ hồ sơ mở L/C
Đơn xin mở thƣ tín dụng: 1 bản chính (theo mẫu NH).
Hợp đồng nhập khẩu: 1 bản sao (có xác nhận sao y bản chính của đơn vị). Giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu: 1 bản sao
Hợp đồng mua bán ngoại tệ: 2 bản chính
Đơn xin vay vốn: 1 bản chính và giấy nhận nợ đã ký: 1 bản chính Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
Thanh toán viên sẽ kiểm tra nội dung thƣ yêu cầu mở L/C, nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn thanh toán viên sẽ hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ trƣớc khi mở L/C.
Sửa đổi L/C:
Khách hàng xuất trình các giấy tờ sau:
Yêu cầu sửa đổi L/C: 1 bản chính (theo mẫu NH)
Văn bản yêu cầu sửa đổi L/C của ngƣời xuất khẩu: 1 bản sao
Hợp đồng mua ngoại tệ: 2 bản chính (theo mẫu NH) để ký quỹ bằng ngoại tệ phần tăng thêm từ tài khoản tiền gửi của khách hàng (nếu là sửa đổi tăng tiền).
Tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ đòi tiền của Ngân hàng nƣớc ngoài
NH sẽ kiểm tra tất cả các bộ chứng từ và thông báo cho khách hàng về tình trạng bộ chứng từ, làm cơ sở cho khách hàng chấp nhận hay không chấp nhận thanh toán cho NH nƣớc ngoài.
Giao chứng từ:
Việc giao chứng từ cho khách hàng đƣợc thực hiện khi khách hàng đã có đủ tiền trên tài khoản (tài khoản tiền gửi hoặc tiền vay) để NH thanh toán cho NH
nƣớc ngoài.
Thanh toán L/C: NH Sẽ trích tiền từ tài khoản đã đƣợc chỉ định của khách hàng để thanh toán cho NH nƣớc ngoài theo quy định của L/C khi nhận đƣợc bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.
Hủy bỏ L/C:
NH không chấp nhận hủy bỏ L/C trong trƣờng hợp:
+ Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của NH.
+ Có tranh chấp thƣơng mại hoặc hai bên mua bán đã thỏa thuận nhƣng chƣa đƣợc sự chấp thuận hủy L/C của Ngân hàng liên quan.
3.2.3. Nhờ thu
+ Nhờ thu D/P (Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ): Đây là phƣơng thức thanh toán trả tiền ngay. Khách hàng phải có đủ tiền thanh toán BCT trong tài khoản, ngân hàng sẽ giao ngay BCT cho quý khách, đồng thời chuyển trả tiền ngay cho NH nƣớc ngoài và ghi nợ vào tài khoản của khách hàng tại NHNo.
+ Nhờ thu D/A (Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ): NH giao chứng từ cho khách hàng khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn.
+ Nhờ thu xuất:
Căn cứ vào giấy yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu (mẫu NHNo) đính kèm BCT xuất khẩu, NH nhận thu hộ tiền hàng, giao dịch thực hiện ngay trong ngày xuất trình và sẽ ghi có vào tài khoản của khách hàng ngay khi nhận đƣợc thanh toán từ NH nƣớc ngoài. Trƣờng hợp khách hàng không chỉ định NH thu hộ thì NHNo sẽ giới thiệu một NH có uy tín và có quan hệ đại lý với NHNo tại nƣớc nhập khẩu nhằm đảm bảo nhận đƣợc tiền hàng và tiết kiệm đƣợc chi phí qua NH trung gian.
3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG
Mọi lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp hay tại các ngân hàng trong một thời gian nhất định đều đƣợc đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu. Trong đó lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh vào cuối một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Các ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức kinh tế luôn quan tâm tới vấn đề là thực hiện tốt
mục tiêu kế hoạch đề ra để đạt đƣợc mục đích cuối cùng là lợi nhuận tối ƣu với rủi ro là thấp nhất. Đây cũng là mục tiêu của NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng trong suốt quá trình hoạt động của mình. Để có thể thấy rõ đƣợc tình hình hoạt động của Ngân hàng qua các năm nhƣ thế nào, hiệu quả ra sao chúng ta hãy xem xét bảng sau:
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009 (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng thu 613.570 895.559 800.809 281.989 45,96 -94.750 -10,58 Tổng chi 579.985 869.894 728.999 289.909 49,99 -140.895 -16,20 Lợi nhuận 33.585 25.665 71.810 -7.920 -23,58 46.145 179,80
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007, 2008, 2009 – P. kế hoạch tổng hợp)
Chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta thấy hoạt động của Ngân hàng đều có lợi nhuận qua các năm nhƣng trong năm 2008 lợi nhuận lại giảm, lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2008 là 25.665 triệu đồng giảm xuống 7.920 triệu đồng so với năm 2007 tỷ lệ giảm 23,58% do Ngân hàng phải đối phó với việc tăng, giảm lãi suất ở đầu năm và cuối năm nhƣng năm 2009 lợi nhuận của Ngân hàng Sóc Trăng là 71.810 triệu đồng do ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp VN đã kịp thời điều hành đƣợc chính sách tiền tệ , tỷ giá phù hợp với mục tiêu quản lý nên hoạt động của Ngân hàng trở nên ổn định, NHNo Tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện đƣợc tốt khung lãi suất cho vay và huy động vốn theo từng thời điểm nên mặc dù thu và chi của Ngân hàng có giảm so với năm 2008 nhƣng lợi nhuận của Ngân hàng tăng mạnh 46.145 triệu đồng, tỷ lệ tăng
613.570 895559 800.809 579.985 869.894 728.999 33.585 25.665 71.810 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 2007 2008 2009 Năm T ri ệu đ ồ n g Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Hình 1: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Ngân hàng (2007-2009)
Ta thấy thu lúc nào cũng lớn hơn chi cụ thể là thu và chi của Ngân hàng trong năm 2008 đều tăng so với năm 2007, thu tăng 281.989 triệu đồng tỷ lệ tăng 45,96%, chi tăng 289.909 triệu đồng tỷ lệ tăng là 49,99%. Nguyên nhân của sự gia tăng cả thu lẫn chi trong năm 2008 là do trong năm này nền kinh tế nƣớc ta diễn biến phức tạp, khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu đã tác động không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Đầu năm Ngân hàng Nông Nghiệp VN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát đã ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thƣơng mại, dẫn đến việc tăng lãi suất rất cao để huy động vốn, giành giật vốn giữa các Ngân hàng thƣơng mại trong đó Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh tỉnh Sóc Trăng cũng đã áp dụng mức lãi suất cao theo tinh thần chung của các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh. Bƣớc sang năm 2009 thu của ngân hàng có sự suy giảm so với năm 2008 là 94.750 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 10,58%, còn chi của Ngân hàng cũng giảm 140.895 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 16,20% nguyên nhân của sự suy giảm này do những tháng cuối năm 2008 để chống suy giảm nền kinh tế, Ngân hàng nông nghiệp VN đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nên lãi suất cơ bản cũng giảm theo, các Ngân hàng thƣơng mại trong đó có Ngân hàng nông nghiệp Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng đã
giảm nhanh lãi suất huy động chấp nhận giảm lợi nhuận, chịu rủi ro lãi suất để chia sẻ với các doanh nghiệp và ngƣời dân. Trong các hoạt động đem lại thu nhập cho Ngân hàng thì tập trung chủ yếu vào hoạt động đầu tƣ cho vay vì vậy mà khoản mục thu lãi từ lĩnh vực này chiếm tỷ lệ rất cao nên hoạt động tín dụng trong Ngân hàng là rất quan trọng nó ảnh hƣởng và chi phối hầu nhƣ toàn bộ lợi nhuận của Ngân hàng. Bên cạnh đó thì ngân hàng còn thu từ các hoạt động phi tín dụng do Ngân hàng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình bao gồm phát hành thêm thẻ ATM doanh số phát hành thẻ năm 2009 là 19.406 thẻ đƣa tổng số thẻ đã phát hành và đang hoạt động là 50.162 thẻ, mở rộng hoạt động hợp tác kinh doanh làm đại lý với các doanh nghiệp nhƣ đại lý mua bán vàng AAA cho công ty vàng bạc đá quý của NHNo&PTNT Thành Phố Hồ Chí Minh, đại lý bán thẻ điện thoại di động Vinacard, đại lý bán vé máy bay cho Việt Nam Airlines…). Hoạt động chi chủ yếu của Ngân hàng là các khoản phí trả lãi cho hoạt động huy động vốn, chi nhánh phải đầu tƣ vào việc đào tạo cán bộ tín dụng, thẩm định dự án, phân tích môi trƣờng đầu tƣ, ngoài ra vì Ngân hàng có xu hƣớng mở rộng thêm thị trƣờng nên Ngân hàng phải bỏ ra các chi phí quảng cáo cho đơn vị, tiền, quà tặng cho khách hàng trúng thƣởng, tiền đầu tƣ thêm các thiết bị hiện đại…
BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG NĂM 2009 VÀ 6 THÁNG NĂM 2010
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 6th/2009 6th/2010
Chênh lệch 6th/2010 và 6th/2009
Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng thu 387.993 516.917 128.924 33,23 Tổng chi 392.456 461.963 69.507 17,71 Lợi nhuận -4.463 54.954 59.417 1131,32
Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng sáu tháng năm 2009 giảm là 4.463 triệu đồng do tổng chi lớn hơn so với thu, hoạt động thu là 387.993 triệu đồng, trong khi đó chi là 392.456 triệu đồng do trong thời gian này Ngân hàng ngoài chi trả lãi cho hoạt động tín dụng còn chi trả phí sử dụng vốn chiếm 31,91% tổng chi tƣơng đƣơng 125.241 triệu đồng, trong thời gian này do tình hình nợ xấu của Ngân hàng cao do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp do đó các doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán cho ngân hàng nên Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro cao làm cho chi vƣợt so với thu lợi nhuận giảm, nhƣng đến 6th năm 2010 thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng lên đáng kể, kết quả hoạt động 6th/2010 lợi nhuận là 54.954 triệu đồng tăng 59.417 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 1131,32% tăng lên đáng kể so với 6th/2009 do Ban lãnh đạo Ngân hàng đã có những chiến lƣợc đúng đắn và kịp thời, tăng doanh thu của Ngân hàng bằng một số dịch vụ mới nhƣ hợp tác với các đối tác về thu hóa đơn tiền điện, nƣớc, điện thoại, truyền hình cáp…Lợi nhuận tăng do tổng thu và tổng chi tăng cụ thể là thu 6th năm 2010 là 516.917 triệu USD, tăng 128.924 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 33,23% so với cùng kỳ, chi quý II năm 2010 là 461.963 triệu đồng, tăng 69.507 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 17,71% so với cùng kỳ. Với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể nhân viên đã mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Điều này cũng chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng là có hiệu quả.
387.993 516.917 392.456 461.963 -4.463 54.954 -100.000 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 6th/2009 6th/2010 Năm T ri ệu đ ồ n g Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
3.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2007 - 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng…Qua hoạt động gởi tiền này các tổ chức nhận đƣợc phần lãi từ vốn gốc trong một khoản thời gian nhất định. Trong khi đó các tổ chức kinh tế khác lại cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ…nên Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc để cho các tổ chức này vay nhằm kiếm lời từ hoạt động cho vay vốn. Hoạt động huy động vốn gồm có huy động vốn nội tệ và ngoại tệ:
BẢNG 3: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009 (ĐVT: Triệu đồng, USD) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt đối Tƣơng
đối (%)
Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Vốn
nội tệ 1.780.448 1.928.192 2.432.498 147.744 8,30% 504.306 26,15% Vốn
ngoại tệ 4.449.019 4.225.288 6.293.691 -223.731 -5,03% 2.068.403 48,95%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007, 2008, 2009 – P. kế hoạch tổng hợp)
Nhìn chung vốn huy động nội tệ lẫn ngoại tệ tăng qua các năm chỉ có trong năm 2008 vốn huy động ngoại tệ giảm so với năm 2007 nhƣng sau đó lại tăng lên nhiều vào năm 2009. Vốn ngoại tệ trong năm 2008 là 4.225.288 USD giảm