Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 31)

3.1.1.1. Lịch sử hình thành

Chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Sóc Trăng (NHNo ST) đƣợc thành lập theo quyết định số 30/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 trên cơ sở nhận bàn giao 6 chi nhánh NHNo & PTNT huyện của chi nhánh NHNo Hậu Giang cũ nay thuộc địa bàn Tỉnh Sóc Trăng và chi nhánh ngân hàng Công thƣơng Thị xã Sóc Trăng của chi nhánh ngân hàng Công Thƣơng tỉnh Hậu Giang cũ.

Trong những ngày đầu thành lập, nguồn vốn huy động của Agribank Sóc Trăng chỉ đạt 14.914 triệu đồng, tổng dƣ nợ bàn giao: 21.689 triệu, trong đó nợ xấu chƣa khoanh đƣợc và nợ khê đọng khó thu hồi chiếm đến 80,9% tổng dƣ nợ. Thực hiện định hƣớng của NHNo VN về mở rộng mạng lƣới hoạt động ở những nơi có môi trƣờng kinh doanh, trƣớc hết là ƣu tiên các vùng dân cƣ ở tập trung, các cụm kinh tế-kỹ thuật trên địa bàn nông thôn. Trong thời gian ngắn Agribank Sóc Trăng đã mở thêm 05 chi nhánh trực thuộc tỉnh gồm: Phòng giao dịch số 01 đảm nhận 06 phƣờng của Thị Xã Sóc Trăng, Phòng giao dịch số 02 đảm nhận 05 xã của huyện Mỹ Tú trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh; hai ngân hàng cấp III gồm: chi nhánh ngƣ cảng Trần Đề trực thuộc NHNo Chi nhánh huyện Long Phú đảm nhận 04 xã ven biển của huyện: An Thạnh 3, Lịch Hội Thƣợng, Liêu Tú và Trung Bình, Chi nhánh An Lạc Thôn trực thuộc chi nhánh huyện Kế Sách, phục vụ địa bàn 04 xã ven sông Hậu là An Lạc Thôn, Phong Nẫm , Xuân Hòa và Ba Trinh. Việc mở thêm mạng lƣới chi nhánh ở địa bàn nông thôn đã mang lại những lợi ích thiết thực không chỉ đối với bản thân Ngân Hàng mà đặc biệt ngƣời đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất là bà con nông dân – những khách hàng cần sự hỗ trợ vốn cùng các dịch vụ Ngân hàng khác kịp thời và hiệu quả nhất.

nhƣng Agribank Sóc Trăng vẫn chiếm thị phần cao nhất. Từ năm 1997 đến nay, nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay của Agribank Sóc Trăng luôn giữ tỷ trọng trên 50% so tổng nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay của các ngân hàng thƣơng mại và các Quỹ Tín dụng trên địa bàn.

Hiện nay với mạng lƣới chi nhánh rộng khắp toàn tỉnh (bao gồm Hội Sở và 19 Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc) cùng với đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và hệ thống máy móc ngân hàng hiện đại Agribank Sóc Trăng sẽ phục vụ tốt nhất các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Mạng lƣới chi nhánh của Ngân hàng: 1. Hội sở tỉnh

2. Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Sóc Trăng

3. Chi nhánh NHNo&PTNT Châu Thành

4. Chi nhánh NHNo&PTNT Ba xuyên

5. Chi nhánh NHNo&PTNT Thạnh Phú

6. Chi nhánh NHNo&PTNT Kế Sách

7. Chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Xuyên

8. Chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Tú

9. Chi nhánh NHNo&PTNT Thạnh Trị

10. Chi nhánh NHNo&PTNT Long Phú

11. Chi nhánh NHNo&PTNT Vĩnh Châu

12. Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Đề

13. Chi nhánh NHNo&PTNT Cù Lao Dung

14. Phòng giao dịch Khánh Hƣng

15. Chi nhánh NHNo&PTNT Ngã Năm

16. Phòng giao dịch Đại Ngãi

17. Chi nhánh NHNo&PTNT KCN An Nghiệp

18. Phòng giao dịch Ngọc Tố

19. Phòng giao dịch Mê Kông

20. Phòng giao dịch An Trạch

3.1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển

Bám sát định hƣớng của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, thực hiện phƣơng châm “đi vay để cho vay” bằng nhiều hình thức, biện pháp huy động vốn

thích hợp, nâng cao phần tự lực nguồn vốn, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ năm 1996 các tổ chức tín dụng lần lƣợt mở ra nhƣng thị phần của ngân hàng Nông Nghiệp Sóc Trăng vẫn chiếm cao nhất gần 50% so với tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng và các Quỹ tín dụng trên địa bàn. Trong giai đoạn này, ngân hàng chủ yếu cho vay các công ty, xí nghiệp quốc doanh, Hợp tác xã cấp huyện, dƣ nợ thƣờng chiếm trên 95%, dƣ nợ cho vay tƣ nhân cá thể rất nhỏ bé. Riêng vốn cho vay trung và dài hạn không đáng kể đến hiện nay là 60%.

Nhờ đƣờng lối chủ trƣơng phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng và nhà nƣớc cùng với chính sách khuyến khích kinh doanh hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình đã ảnh hƣởng tích cực đến nông nghiệp và nông thôn Sóc Trăng. Từ đó các chi nhánh từng bƣớc phát triển cho vay hộ nông dân (ban đầu là cho vay vốn trồng lúa, sau cho vay chăn nuôi, cho vay trang trại, các mô hình vƣờn-ao- chuồng,…), cho vay doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác nhƣ dịch vụ cầm đồ, mua bán, gia công vàng bạc, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối,…

Ngân hàng nông nghiệp Sóc Trăng không chỉ là một ngân hàng thƣơng mại đơn thuần mà còn là một ngƣời bạn đáng tin cậy của bà con nông dân và doanh nghiệp, góp phần cùng nhân dân xây dựng tỉnh Sóc Trăng càng giàu đẹp và phát triển.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Là một trong những Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có mạng lƣới mở rộng với hàng loạt các chi nhánh đặt ở các xã góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn và giúp ngƣời dân cải thiện cuộc sống. Cũng có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng là làm tốt công tác tổ chức cán bộ.

Cơ cấu tổ chức nhân sự NH gồm Ban Giám Đốc, trong đó có một Giám Đốc, ba Phó Giám Đốc, và hệ thống các phòng ban. Đồng thời mở thêm các chi nhánh trực thuộc ở các huyện, xã để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, quan hệ với khách hàng. Các phòng ban và các chi nhánh đƣợc điều hành một cách trôi trãi, hợp lý. Trong quá trình điều hành luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác và đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành.

Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Nông Nghiệp Sóc Trăng 3.1.3. Giới thiệu về phòng thanh toán quốc tế

Những năm đầu mới thành lập chi nhánh chƣa có bộ phận TTQT mà chỉ có vài cán bộ trong Phòng Tín Dụng làm công việc này, trình độ chuyên môn chƣa cao nên thời gian xử lý chậm, khách hàng than phiền nhiều. Do vậy, những khách hàng có nhu cầu TTQT đều quan hệ với ngân hàng ở Cần Thơ hay TP.HCM dù có tốn kém nhƣng nhanh chóng và chính xác.

Những năm 1992-1995, công ty lƣơng thực Sóc Trăng vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp Sóc Trăng nhƣng lại quan hệ TTQT với Eximbank, Vietcombank Cần Thơ. Trong điều kiện lúc đó thông tin về phòng ngừa rủi ro chƣa bao quát và chặt chẽ nên chi nhánh với việc chỉ cho vay vốn đơn thuần cũng bị đe dọa rủi ro lớn. Để tránh việc chi nhánh ở vào thế bị động và rủi ro cao nhƣ trên, ngân hàng đã sớm có kế hoạch đào tạo nhân viên và trang bị phƣơng tiện kỹ thuật tham gia vào hệ thống liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho vay giảm bớt rủi ro và chi phí dịch vụ cho ngân hàng. Nhìn chung trong thời gian đầu áp dụng do chƣa có kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ còn hạn chế nên chƣa có nhiều thành tích.

Năm 2004 thì phòng TTQT chính thức đi vào hoạt động và thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ và TTQT. Bộ phận TTQT đã góp phần đáp ứng nhu cầu thanh toán của tỉnh nhất là thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế

PHÒNG KẾ HOẠCH & NVTH PHÒNG TÍN DỤNG TOÁN NGÂN PHÒNG KẾ QUỸ PHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐI PHÒNG DV& MARKETING PHÒNG KIỂM TRA-KIỂM TOÁN NỘI BỘ PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

biến thủy sản và đã tạo đƣợc uy tín trong lòng khách hàng.

3.2. CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU CỦAA

NGÂN HÀNG 3.2.1. Chuyển tiền

Tiếp nhận hồ sơ

Hƣớng dẫn khách hàng ghi đúng đầy đủ nội dung yêu cầu chuyển tiền của ngƣời hƣởng và ký vào lệnh chuyển tiền gốc theo mẫu in sẵn của NHNo.

Kiểm soát nội dung thông tin trên lệnh chuyển tiền theo quy định.

Kiểm tra, xác nhận số dƣ tài khoản của khách hàng, so sánh mẫu dấu và chữ ký của chủ tài khoản với mẫu dấu và chữ ký đăng ký giao dịch tại NH.

Lập phiếu báo nợ hoặc hạch toán số tiền thanh toán và phí liên quan theo quy định hiện hành.

Tra soát lệnh chuyển tiền đi: Xử lý tại NH

Nhận tra soát từ khách hàng:

Khi nhận đƣợc yêu cầu tra soát của khách hàng, NH lập điện tra soát theo mẫu điện phù hợp, thu phí theo quy định hiện hành, gửi điện về Sở đầu mối.

Điều chỉnh, ngừng hoặc huỷ lệnh chuyển tiền: Xử lý tại chi nhánh

Khi nhận đƣợc văn bản yêu cầu ngừng, điều chỉnh hoặc huỷ lệnh chuyển tiền của ngƣời chuyển tiền (trƣờng hợp khẩn cấp ngƣời chuyển tiền có thể thông báo bằng điện thoại nhƣng chậm nhất là sau 01 giờ kể từ khi thông báo, ngƣời chuyển tiền phải có văn bản yêu cầu chính thức), các bƣớc xử lý nhƣ sau:

 Chi nhánh truy cập mạng để xác định trạng thái của điện chuyển tiền:  Nếu lệnh chuyển tiền vẫn thuộc phạm vi kiểm soát của chi nhánh: - Chi nhánh ngừng thanh toán, điều chỉnh hoặc huỷ lệnh chuyển tiền.

- Chi nhánh thực hiện điều chỉnh bút toán trong trƣờng hợp huỷ lệnh chuyển tiền.

 Nếu lệnh chuyển tiền đã chuyển đi khỏi sự kiểm soát của chi nhánh, chi nhánh xử lý nhƣ sau:

- Điện thoại thông báo trƣớc cho Sở quản lý

- Chi nhánh lập điện yêu cầu huỷ, ngừng hoặc điều chỉnh gửi Sở quản lý - Nếu có sai sót phải báo cáo lãnh đạo chi nhánh để có hƣớng xử lý kịp thời.

 Thời hạn nhận và xử lý chứng từ tại chi nhánh  Thực hiện yêu cầu chuyển tiền của khách hàng:

- Thanh toán viên tại chi nhánh tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chuyển tiền của khách hàng trong thời gian giao dịch của ngày làm việc. Trong thời gian tối đa 30 phút kể từ khi khách hàng xuất trình các giấy tờ đầy đủ để chuyển tiền, thanh toán viên tại chi nhánh phải thực hiện xong giao dịch phần hành.

 Thực hiện yêu cầu tra soát của khách hàng:

Trong vòng 01 giờ làm việc kể từ khi nhận đƣợc yêu cầu tra soát liên quan đến các lệnh chuyển tiền, thanh toán viên phải kiểm tra hồ sơ, thông báo cho khách hàng (nếu cần), lập điện tra soát, gửi điện về Sở đầu mối, nếu phải tra soát tiếp báo cáo Phụ trách phòng trình lãnh đạo duyệt.

Chuyển tiền đến:

Kiểm tra lệnh chuyển tiền đến tại Sở Quản lý. Thực hiện hạch toán và báo có cho Chi nhánh.

Xử lý điện chuyển tiền đủ điều kiện hạch toán trả tiền tại chi nhánh:  Điện chuyển tiền đủ điều kiện hạch toán trả tiền:

 Lệnh chuyển tiền vào tài khoản ngƣời hƣởng:

Tên và số tài khoản ngƣời hƣởng trên lệnh chuyển tiền khớp đúng với hồ sơ gốc tại chi nhánh. Họ và tên ngƣời hƣởng (cá nhân hoặc công ty) có thể bị đảo ngƣợc trật tự, sai chính tả nhƣng không trùng với tên của 01 tài khoản nào khác tại chi nhánh.

Các trƣờng hợp khác báo cáo lãnh đạo chi nhánh quyết định.

 Lệnh chuyển tiền cho ngƣời hƣởng không có tài khoản tại ngân hàng: Tên và địa chỉ ngƣời hƣởng hoặc các thông tin xác định ngƣời hƣởng ghi trên lệnh chuyển tiền phải ghi rõ ràng.

 Lập giấy báo lĩnh tiền:

Khi nhận đƣợc điện chuyển tiền đến và báo Có từ Sở quản lý, chi nhánh gởi thông báo trong ngày làm việc cho khách hàng đến nhận tiền. Cùng ngày chi nhánh xử lý hạch toán vào tài khoản của khách hàng hoặc tài khoản trung gian chờ chi trả

Giấy báo đƣợc lập và gửi cho ngƣời hƣởng theo đúng tên, địa chỉ và số chứng minh nhân dân (nếu có) ghi trên lệnh chuyển tiền.

Nội dung giấy báo: Theo mẫu đính kèm

Trong vòng 2 tuần kể từ ngày gửi giấy báo lĩnh tiền mà không nhận đƣợc ý kiến của ngƣời hƣởng, chi nhánh gửi giấy báo lần 2. Trong vòng 2 tuần tiếp theo chi nhánh vẫn không nhận đƣợc ý kiến của ngƣời hƣởng, hoặc giấy báo lĩnh tiền đã gửi song không có ngƣời nhận, cơ quan bƣu điện trả lại, chi nhánh thu phí thoái hối theo quy định và hoàn trả lại Sở quản lý (nêu rõ lý do).

Xử lý giao dịch thanh toán tại quầy: Kiểm tra thông tin trước khi trả tiền:

 Ngƣời hƣởng không có tài khoản tại ngân hàng:

Ngƣời hƣởng xuất trình đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo Giấy báo lĩnh tiền. Tuỳ từng trƣờng hợp, cán bộ giao dịch có thể áp dụng thêm biện pháp nghiệp vụ nhận diện ngƣời hƣởng nhƣ hỏi thêm thông tin về ngƣời chuyển tiền ở nƣớc ngoài, đề nghị ngƣời hƣởng xuất trình thêm giấy tờ liên quan đến khoản tiền mà mình nhận đƣợc…

Trƣờng hợp ngƣời hƣởng xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo Giấy báo lĩnh tiền nhƣng nội dung thông tin trên các giấy tờ đó có sai lệch, chƣa đủ điều kiện trả tiền, cán bộ giao dịch báo cáo Phụ trách phòng trình lãnh đạo chi nhánh giải quyết.

Trƣờng hợp không đủ điều kiện trả tiền: cán bộ giao dịch giải thích rõ ràng lý do, hƣớng dẫn khách hàng các việc cần làm để tạo điều kiện cho chi nhánh có đủ cơ sở trả tiền, đồng thời báo cáo phụ trách phòng, lập điện tra soát với Sở quản lý.

 Ngƣời hƣởng rút tiền từ tài khoản:

Ngƣời hƣởng xuất tình chứng minh thƣ phù hợp với hồ sơ khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh.

Tài khoản ngƣời hƣởng đủ số dƣ.  Loại tiền thanh toán:

Việc trả tiền theo yêu cầu của ngƣời hƣởng phải tuân thủ theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam.

Việc chuyển đổi loại tiền thực hiện theo tỷ giá NHNo công bố tại thời điểm giao dịch.

quỹ hiện hành của NHNo. Trong mọi trƣờng hợp có sai lệch giữa thông tin trên lệnh chuyển tiền gốc và thông tin của ngƣời hƣởng thì ngƣời hƣởng phải viết cam kết: “Tôi cam đoan số tiền này là của tôi, do…gửi đến. Nếu sau này có ngƣời khiếu nại hoặc nƣớc ngoài đòi lại tôi xin hoàn lại đầy đủ cho ngân hàng và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật”.

Tra soát lệnh chuyển tiền đến tại Chi nhánh

Khi nhận đƣợc các lệnh chuyển tiền không đủ điều kiện hạch toán trả tiền, chi nhánh thực hiện tra soát nhƣ sau:

+ Lập điện tra soát hoặc gửi văn bản cho Sở quản lý để tra soát ngân hàng nƣớc ngoài (ngân hàng ra lệnh).

+ Trƣờng hợp có thể liên lạc đƣợc với ngƣời hƣởng: đồng thời với việc gửi tra soát tới Sở quản lý,NH thông báo tình trạng lệnh chuyển tiền liên quan cho khách hàng để khách hàng và ngân hàng phối hợp tra soát làm rõ thông tin chuyển tiền

+ Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày gửi tra soát vẫn chƣa nhận đƣợc trả lời, chi nhánh thực hiện tra soát tiếp cho đến khi có kết quả

+ Điện tra soát phải đƣợc lƣu trong bộ hồ sơ chuyển tiền đến.

3.2.2. Tín dụng chứng từ (L/C Documentary Credit) 3.2.2.1. Quy trình L/C xuất khẩu 3.2.2.1. Quy trình L/C xuất khẩu

Bƣớc 1: Tiếp nhận chứng từ

Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ của khách hàng xuất trình kèm thƣ yêu cầu đòi tiền theo L/C (theo mẫu NH cung cấp), bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có) cùng thƣ thông báo L/C, sửa đổi L/C có xác nhận mã/chữ ký đúng của Ngân hàng thông báo

Trƣớc khi ký nhận chứng từ, kiểm tra sơ bộ các loại chứng từ, số lƣợng của từng loại chứng từ kể trên và Thƣ yêu cầu thanh toán của khách hàng, phải ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ trên theo yêu cầu thanh toán của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 31)