QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠ

Một phần của tài liệu Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1975 (Trang 29 - 46)

1.2.1.Nhng ch trương mi ca Đảng vềđối ngoi (t 7-1954 đến 7/1956)

Từ ngày 15 đến ngày 18-7-1954 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ 6 đánh giá sự chuyển biến tình hình và vạch ra nhiệm vụ mới, quyết định chủ trương, phương châm, sách lược đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hồ bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đơng Dương”[15;tr.225]. Trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình trong nước và thế giới, hội nghị nhận định “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hồ bình ở Đơng Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đơng Dương củng cố hồ bình và thực hiện thống nhất, hồ bình độc lập và dân chủ trong tồn quốc"[15;tr.225] với khẩu hiệu đấu tranh “Hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”. Những chuyển hướng của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 tuy mới vạch ra những nét chung nhất song nĩ cĩ ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Với thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ, đồng bào miền Nam được sống trong hồ bình; cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam đã dày dạn trong chín năm kháng chiến, cĩ nhiều kinh nghiệm và quyết tâm đấu tranh; các cơ sở Đảng và quần chúng phát triển mạnh và trưởng thành trong kháng chiến. Tuy vậy nhưng lúc này, đế quốc Mỹ, thực dân Pháp và bọn thân Mỹ khơng để cho ta kiến thiết hồ bình và thống nhất tồn quốc bằng tổng tuyển cử tự do một cách thuận lợi. Việc chúng bắt hàng chục vạn dân miền Bắc và Nam và dự định bắt từ 50 vạn

đến 1 triệu dân, chính là nhằm mục đích cướp sức người, sức của để cĩ nhân cơng rẻ mạt, xây dựng thêm nguỵ quân và cĩ thêm một số phiếu sau này trong tổng tuyển cử. Khơng những một số điều khoản nào đĩ của Hiệp định đình chiến cĩ thể bị phá hoại, đối với việc chíên tranh cĩ thể trở lại, đối với việc chia cắt cĩ thể trường kỳ, ta cũng cần cảnh giác và chuẩn bị đầy đủ.

Sau 2 tháng, ngày 5-9-1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị bổ sung và cụ thể hố Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chỉ rõ 5 đặc điểm của cách mạng Việt Nam từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, trong đĩ, 2 đặc điểm lớn ảnh hưởng đến đường lối, chủ trương cách mạng của nước ta là Việt Nam đang trong giai đoạn “từ chiến tranh chuyển sang hồ bình” và “Nam Bắc tạm thời phân làm 2 vùng”. Vì vậy, nhiệm vụ chung của Đảng là “đồn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phịng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hồ bình, ra sức hồn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hồ bình, thực hiện thống nhất, hồn thành độc lập dân tộc, dân chủ trong tồn quốc”[15;tr.287]. Hội nghị xác định nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam “lãnh đạo nhân dân miền Nam thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hồ bình, thực hiện tự do dân chủ (tự do ngơn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại...), cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng thời, phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống hoạt động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hoạt động tiến cơng của địch, nguỵ, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở những vùng căn cứ địa và vùng du kích cũ của ta”[15;tr.308] với phương châm đấu tranh: Kết hợp cơng tác hợp pháp và cơng tác khơng hợp pháp, lợi dụng các hình thức tổ chức hoạt động hợp pháp để tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Như vậy, lúc này chúng ta phải chủ trương tạm thời giữ cách mạng miền Nam ở thế giữ gìn lực lượng. Điều đĩ cĩ nghĩa là: Trong hồn cảnh hiện tại cần

phải hết sức bình tĩnh để phân tích tình hình, trên cơ sở những phân tích khoa học trước yêu cầu của thực tiễn mới cĩ thể cĩ được đối sách thích hợp. Cuộc đấu tranh ở Việt Nam đến thời điểm đĩ đã khơng cịn mang ý nghĩa đơn thuần của một cuộc chiến tranh cục bộ nữa mà ngày càng cĩ ý nghĩa của sự đối đầu mang tính chất quốc tế. Chính vì vậy mà Việt Nam đã và đang trở thành điểm nhạy cảm trong quan hệ của các nước, đặc biệt là của các cường quốc. Những khĩ khăn trong nước cùng với những điều kiện bất lợi khác của tình hình cách mạng trên thế giới lúc này chưa thể cho phép Đảng ta phát động một cuộc chiến tranh mới để thống nhất đất nước. Tuy nhiên, giữ gìn lực lượng khơng cĩ nghĩa là thủ tiêu đấu tranh, mà vẫn tiến hành đấu tranh liên tục trong khuơn khổ của Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết. Theo đĩ thì hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu nhằm duy trì và củng cố lực lượng cách mạng.

Hội nghị Giơnevơ đã làm cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ cĩ thêm những khả năng mới để mở rộng quan hệ với nước ngồi. Để cụ thể hố những nhiệm vụ chung đĩ, Bộ Chính trị ra bản chỉ thị về tình hình và nhiệm vụ cơng tác mới cho Đảng bộ miền Nam (9-1954), trong đĩ cĩ cơng tác ngoại giao và chính sách đối ngoại. Chỉ thị khẳng định “Chính sách ngoại giao của ta là xây dựng và phát triển quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào dựa theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều cĩ lợi và tơn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau. Phương châm chính sách ngoại giao của ta là chống chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ, chống Mỹ tổ chức khối xâm lược Đơng Nam Á, củng cố hồ bình ở Đơng Dương và bảo vệ hồ bình Đơng Nam Á và tồn thế giới” [15;tr.304].

Trên cơ sở phương châm đĩ, “mối quan hệ giữa Việt Nam dân chủ Cộng hồ với nước Pháp cần tiếp tục dùng hình thức thương lượng và đàm phán để điều chỉnh, tránh quá găng để đến nỗi tan vỡ. Tranh thủ đơi bên cử đại diện đĩng ở kinh thành của nhau”[15;tr.304]. Đồng thời, nên “mở rộng quan hệ kinh tế, mậu dịch với nước Pháp trên cở sở bình đẳng và cùng cĩ lợi. Quan hệ với nhân dân nước Pháp cần được tăng cường... Làm cho nhân dân hai nước Việt và Pháp liên hợp chặt chẽ hơn nữa để củng cố hồ bình, thực hiện thống nhất đất nước, phản đối và ngăn ngừa sự gây hấn của Mỹ và phe thân Mỹ”[15;tr.304].

Bên cạnh đĩ, cần phải tranh thủ mở rộng quan hệ với những nước Đơng Nam Á như Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện... “làm cho Chính phủ những nước đĩ đồng tình với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ hoặc ít nhất cũng giữ trung lập, cĩ thiện cảm đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ và cĩ thái độ khinh bỉ chính quyền Bảo Đại, Ngơ Đình Diệm”[15;tr.304].

Trong khi tăng cường quan hệ với các nước Đơng Nam Á, cần đặc biệt chú trọng quan hệ giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ với Lào và Cao Miên. “Mối quan hệ với họ nên đặt trên 5 nguyên tắc lớn là “tơn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng cĩ lợi, sống chung trong hồ bình” [15;tr.305]. Chính phủ Việt Nam nên tìm mọi cách tăng cường tình hữu nghị giữa nước ta và hai nước Lào, Cao Miên; tăng cường đồn kết giữa nhân dân Việt Nam, Lào và Cao Miên. Xây dựng mối quan hệ hồ hỗn với Lào, Cao Miên cùng với việc tiếp tục phát triển và củng cố tình hữu nghị với Liên Xơ, Trung Quốc và tất cả các nước XHCN trên thế giới là điều kiện quan trọng để củng cố hồ bình ở Đơng Dương và tranh thủ độc lập, thống nhất của nước ta.

Bên cạnh đĩ, đối với Uỷ ban quốc tế, chủ trương của ta nĩi chung là tranh thủ cảm tình, khơng để xảy ra những việc đáng tiếc, bất lợi cho ta. Đối với Ba Lan, mặc dù Ba Lan là bạn của ta song trong thái độ giao tiếp, Đảng chủ trương khơng nên vồn vã hơn các đại biểu khác, để các đồng chí Ba Lan cĩ thể giữ địa vị trung lập mà làm việc. Đối với Ấn Độ, chúng ta cĩ thể và cần tranh thủ cảm tình của Ấn Độ vì Ấn Độ luơn cĩ thái độ tán thành hồ bình ở Đơng Dương, chống Mỹ dùng vũ lực làm bá chủ Châu Á. Cịn với Gia Nã Đại (Canađa), ta phải cẩn thận song phải giữ quan hệ ngoại giao tốt với các đại biểu Gia Nã Đại.

Trước tình hình đế quốc Mỹ ngày càng bộc lộ rõ âm mưu và bản chất ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, xây dựng chính quyền thực dân mới ở miền Nam, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7(8/1955) chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam. Hội nghị khẳng định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân ta hiện nay là “đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phản hiệp định và bọn Ngơ Đình Diệm, đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ và nguy hại nhất” [16;tr.208]. Vì vậy, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng

vẫn khơng thay đổi “chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ; triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp, giữa bọn thân Mỹ và bọn thân Pháp, giữa phái thực dân Pháp thân Mỹ và những phần tử thực dân Pháp chống Mỹ. Đồn kết bất cứ người nào ta cĩ thể đồn kết được, tranh thủ bất cứ người nào ta cĩ thể tranh thủ được, trung lập bất cứ người nào ta cĩ thể trung lập được, cốt nhằm phân hố kẻ thù đến cao độ và cơ lập chúng, đồng thời kiếm thêm nhiều bạn cả trong nước và ngồi nước”[16;tr.207]. Trên cơ sở đĩ, Hội nghị chủ trương: “Đẩy mạnh cơng tác ngoại giao, tăng cường đồn kết hữu nghị với các nước bạn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới” và coi đĩ là “một trong những cơng tác lớn”[16;tr.216]. Phương châm chính sách ngoại giao của ta là “Củng cố khơng ngừng tình đồn kết hữu nghị với Liên Xơ, Trung Quốc và các nước Dân chủ nhân dân; thực hiện việc phối hợp chặt chẽ giữa các nước anh em trong hoạt động quốc tế và trong đấu tranh ngoại giao; giao hảo với bất cứ nước nào cùng ta cơng nhận năm nguyên tắc chung hồ bình; kiên quyết và bền bỉ dùng cách thương lượng để giải quyết mọi vấn đề tranh chấp quốc tế (đồng thời ra sức củng cố quốc phịng để sẵn sàng đập tan mọi kế hoạch gây chiến của đế quốc Mỹ và phe lũ hiếu chiến)” [16;tr.216].

Để thực hiện phương châm, chính sách trên, cần chuẩn bị cử đại sứ hay đại biểu đi các nước anh em mà ta chưa cử đến, chú trọng đặt quan hệ ngoại giao bình thường với hai chính phủ nhà vua Lào và Cao Miên, với nước Pháp và các nước Đơng Nam Á. Đồng thời xúc tiến cơng tác tuyên truyền quốc tế, nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, làm cho nhân dân thế giới nhận rõ lập trường của ta là đứng về phe dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa do Liên Xơ lãnh đạo.

Kế thừa và phát triển những chủ trương ngoại giao của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (8-1955) đã họp, phân tích diễn biến hoạt động ngoại giao trên thế giới. Trong thời gian này, thế giới đứng trước những đặc điểm nổi bật sau đây:

1. Phe xã hội chủ nghã kiên quyết và bền bỉ đấu tranh bảo vệ hồ bình. Một mặt, ta cố gắng dùng phương pháp thương lượng làm cho tình hình thế giới

bớt căng thẳng, nhưng mặt khác, phải củng cố quốc phịng và sẵn sàng đối phĩ với mọi tình thế.

2. Do cố gắng của Liên Xơ, Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, do lực lượng đấu tranh bảo vệ hồ bình của nhân dân thế giới, khu vực hồ bình, trung lập đang được mở rộng trên nguyên tắc chung sống hồ bình. Một số nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa bị đế quốc Mỹ lơi kéo đã và đang nhận rõ chính sách hồ bình của phe xã hội chủ nghĩa nên dần trở thành nước hồ bình, trung lập. Phe hồ bình dân chủ và xã hội chủ nghĩa ngày càng mạnh. Phe đế quốc ngày càng suy yếu.

3. Tình hình thế giới nĩi chung dịu đi phần nào nhưng tình hình Đơng Dương vẫn căng thẳng vì đế quốc Mỹ vẫn trực tiếp can thiệp một cách trắng trợn vào miền Nam Việt Nam, Lào và Cao Miên. Nhân dân Đơng Dương cần phải nêu cao cảnh giác và đồn kết đấu tranh chống đế quốc Mỹ và các chính phủ bù nhìn, tay sai của chúng. Cuộc đấu tranh ấy là một bộ phận khăng khít của phong trào bảo vệ hồ bình ở Đơng Nam á và thế giới.

Ở trong nước, với việc hồn tồn giải phĩng miền Bắc là một thắng lợi lớn của cách mạng Việt Nam. Đĩ là kết quả của hơn 80 năm đấu tranh giải phĩng dân tộc, của 9 năm kháng chiến gian khổ và của 10 tháng đấu tranh chính trị gay go, phức tạp của nhân dân ta. Thắng lợi đĩ đã cổ vũ và mang lại cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiếp tục đấu tranh thực hiện một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Việc kết thúc thời kỳ tập kết, chuyển quân và việc hồn tồn giải phĩng miền Bắc đặt ra cho tồn Đảng, tồn dân hai nhiệm vụ lớn: một mặt phải ra sức củng cố miền Bắc, khơi phục kinh tế, hồn thành cải cách ruộng đất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết miền Bắc. Mặt khác, phải kiên quyết đấy tranh để củng cố hồ bình, tiến tới thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử, hồn thành độc lập, dân chủ trong cả nước.

Tình hình miền Nam cĩ nhiều thay đổi quan trọng. Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ngày càng can thiệp sâu vào miền Nam Việt Nam. Chúng cố bám lấy miền Nam Việt Nam, Lào và Cao Miên để bố trí thành căn cứ chiến lược, chuẩn bị gây lại chiến tranh Đơng Dương nhằm tấn cơng miền Bắc nước ta và Trung

Quốc. Chúng phá hiệp thương, phá tổng tuyển cử tự do trong tồn quốc, phá việc thống nhất nước Việt Nam... Trong hồn cảnh đĩ, ta cần nhận định rõ kẻ thù trước mắt của ta là “đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, bao gồm cả bạn bù nhìn thân Mỹ và những phần tử thực dân Pháp thân Mỹ, làm tay sai cho đế quốc Mỹ”[16;tr.483].

Thời kỳ mới của cuộc đấu tranh chính trị đã đặt trước nhân dân ta một nhiệm vụ quan trọng là “đấu tranh kiên quyết và bền bỉ để thực hiện thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do trong tồn quốc, đồng thời ngăn ngừa chiến tranh trở lại Đơng Dương”[16;tr.484].

Về vấn đề này, lập trường, quan điểm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam là hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Việt Nam phải được thực sự thống nhất, vì cĩ thống nhất mới cĩ điều kiện hồn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Vì vậy, chủ trương của chúng ta hiện nay là đấu tranh để hồ bình, thống nhất nước nhà. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà bằng

Một phần của tài liệu Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1975 (Trang 29 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)