3. Một số nét về dịch giả
3.1.1: Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước
Cần có thêm chính sách giúp phát triển việc đào tạo các nhân viên PR chuyên nghiệp
Từ trước đến nay, các nhân viên PR thường chỉ được đào tạo bài bản ở nước ngoài, trong nước chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên ngành về PR, PR mới chỉ được đào tạo như một học phần thuộc các ngành như Quản trị, Kinh tế và Marketing. Cho đến năm 2006 thì PR mới được đào tạo như một ngành độc lập ở bậc đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chương trình đào tạo cử nhân PR này được thiết kế theo qui định của Bộ GD-ĐT có kế thừa các chương trình đào tạo của các nước có nền giáo dục phát triển, trong đó, chú trọng tới mục tiêu kỹ năng thực hành. Chương trình chuyên ngành có những môn học như: Chiến lược Quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện, Thông tin nội bộ và cộng đồng, So sánh truyền thông, Tạo dựng và quảng bá hình ảnh.
So với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự cần thiết của nguồn nhân lực PR có chất lượng riêng ở thời điểm hiện tại thì số lượng nhân viên PR được đào tạo bài bản cũng như chuyên nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện nay là chưa đủ. Nên Nhà nước nên mở thêm các khoa, các trường đào tạo chuyên sâu về PR.
Về sự quản lý, lãnh đạo của các đơn vị quản lý Nhà nước
Sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước là nhân tố định hướng phát triển của xuất bản Việt Nam trong cơ chế thị trường. Sự lãnh đạo đó đảm bảo sự phát huy được mặt tích cực của cơ chế thị trường, hạn chế và đi đến khắc phục được những mặt tiêu cực của nó đối với xuất
bản, đảm bảo xuất bản không chỉ phát triển về số lượng mà ngày càng nâng cao hơn về chất lượng, không ngừng tăng cường được những giá trị vật chất cho sự phát triển mà còn nâng cao giá trị văn hóa, xã hội của hoạt động này.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản hiện nay cần được chú ý trên cả ba phương diện: chiến lược xuất bản đúng đắn, định hướng phát triển xuất bản khoa học, nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ, tăng cường hoạt động kiểm tra uốn nắn kịp thời những sai lầm, thiếu sót.
Nhà nước nên đầu tư cho ngành xuất bản một chương trình PR rộng rãi trên khắp đất nước nhằm giáo dục nhận thức của người dân để họ chống lại việc vi phạm bản quyền.
Sở dĩ tác giả muốn đề cập đến điều này vì hiện nay nước ta là một trong những nước mà nạn ăn cắp bản quyền và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra trầm trọng nhất. Không chỉ riêng sách mà các băng đĩa phần mềm, đĩa ca nhạc… bị làm lậu rất nhiều. Trước đây chúng ta thường đổ lỗi do mức sống của người dân còn thấp, những sản phẩm lậu sẽ làm cho họ được tiếp cận với những thành tựu khi nhanh hơn và nhiều hơn. Nhưng đến thời điểm này khi chúng ta đã ra nhập WTO được 1 thời gian thì việc tuân theo luật chơi chung là không thể không làm. Chúng ta đã kí cam kết thực hiện cam kết thì nên thực hiện nó một cách nghiêm túc. Người dân có thể phải bỏ một số tiền lớn hơn khi mua những sản phẩm trên nhưng bù lại họ sẽ có những sản phẩm chất lượng hơn. Và khi trên thị trường những quyển sách lậu không còn được chào đón thì nỗi sợ hại của những đơn vị nắm giữ bản quyền của những tác phẩm hay khi muốn
bán tác quyền cho phía các nhà xuất bản Việt Nam đã được dẹp bỏ. Ngưòi dân sẽ có điều kiện để tiếp xúc với những tác phẩm hay đấy một cách nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn.
Về phía các đơn vị khác
Những nơi đào tạo cán bộ phát hành và kinh doanh xuất bản phẩm như Khoa Phát hành Xuất bản phẩm của trường Đại học Văn hóa Hà Nội nên đưa vào trong khung chương trình những chuyên đề hay lớn hơn là môn học chuyên ngành về nghiệp vụ PR trong công tác kinh doanh Xuất bản phẩm. Những sinh viên học ngành Phát hành và kinh doanh xuất bản phẩm cần được biết sâu hơn những nghiệp vụ như PR để có thể thực hành tốt hơn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp sau này. Hơn thế nữa, với cơ bản được đào tạo ra là những cử nhân Văn hóa thì họ sẽ chính là những người làm công tác PR cho sách nói riêng và xuất bản phẩm nói chung một cách khéo léo trong sự cân bằng giữa kinh doanh và văn hoá.