Những hoạt động thực tiễn của PR

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động Quan hệ công chúng của công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam. (Trang 31 - 34)

Jane Johnston và Clara Zawawi, 2 nhà nghiên cứu PR người Australia, phân chia lĩnh vực này thành 20 việc chi tiết như sau:

(1) Truyền thông ( Communication) : truyền đại và hoặc trao đổi suy nghĩ, ý kiến, thông điệp qua các phương tiện hình ảnh, âm thanh, chữ viết.

(2) Tạo ra tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng ( Quảng danh – Publicity) : phổ biến có chủ đích những thông điệp đã được thống nhất theo kế hoạch, trên một số tờ báo, đài phát thanh, truyền hình đã lựa chọn mà không phải trả tiền.

(3) Xúc tiến(Promotion): tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức. (4) Công việc báo chí (Press Agentry): tạo ra những câu

chuyện mang tính giật gân, thưòng gắn liền với ngành công nghiệp giải trí.

(5) Hỗ trợ marketing ( Intergrated Marketing) : sử dụng PR với vai trò hỗ trợ mục tiêu marketing hoặc quảng cáo

(6) Quản lý vấn đề ( Issues Managerment) : xác định, tham gia kiểm soát và trực tiếp tác động vào những vấn đề thuộc chính sách công liên quan tới tổ chức.

(7) Quản lý khủng hoảng ( Grisis Managerment) : xử lý khủng hoảng, thảm họa hoặc những sự kiện bất lợi, tiêu cực xảy ra ngoài dự kiến và làm nổi bật bất cứ kết quả tích cực có thể phát sinh trong khủng hoảng.

(8) Thư ký báo chí, cán bộ phụ trách thông tin ( Press Secretery, Public Information Officer) : cầu nối giữa những chính sách và các cơ quan chính phủ với báo giới. (9) Nhiệm vụ công, vận động hành lang ( Public Affairs,

Lobbist) : thay thế một tổ chức để làm việc với chính giới hoặc quan chức nhà nước, những người có quyền ra quyết sách để giữ vững hoặc biến đối tình thế.

(10) Quan hệ tài chính ( Finance Relations) : trao đổi thông tin, giao tiếp với cổ đông hoặc những nhà đầu tư. (11) Quan hệ cộng đồng ( Community Relations): thiết

lập và củng cố mối quan hệ giữa tổ chức và những nhóm cộng đồng có tác động, ảnh hưởng qua lại tới tổ chức. (12) Quan hệ nội bộ ( Internal Relations) : thiết lập và

củng cố mối quan hệ với những thành viên trong nội bộ tổ chức.

(13) Quan hệ trong ngành công nghiệp ( Industry Relations) : thiết lập và củng cố mối quan hệ với các công ty cùng hoạt động trong một ngành, hoặc hoạt động thay mặt cho những công ty đó.

(14) Quan hệ với nhóm thiểu số ( Minority Relations) : thiết lập và củng cố mối quan hệ với nhóm thiểu số hay từng cá nhân hoặc đại diện cho nhóm thiểu số hoặc cá nhân đó.

(15) Quan hệ với báo chí ( Media Relations ) : thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa báo giới và tổ chức.

(16) Ngoại giao nhân dân ( Public Diplomacy) : thiết lập và củng cố mối quan hệ nhằm thúc đẩy, thương mại, du lịch và thiện chí giữa các quốc gia.

(17) Quản lý sự kiện ( Event Managerment) : chuẩn bị, lập kế hoạch và tiến hành tổ chức những sự kiện trong một khuôn khổ thời gian nhất định.

(18) Tài trợ ( Sponcership) : cho hoặc nhận tiền hay bất cứ hình thức hỗ trợ tương tự, đổi lại sẽ được tiếp xúc với công chúng.

(19) Quan hệ tiếp thị ( Cause/ Relationship Marketing) : Thiết lập và củng cố mối quan hệ mang lại sự trung thành hoặc hỗ trợ từ phía khách hàng ( ví dụ: công việc của các văn phòng xúc tiến thương mại)

(20) Gây quỹ ( Fund-rasing): thay mặt cho khu vực hoạt động phi lợi nhuận để thiết lập và củng cố mối quan hệ nhằm thu hút sự ủng hộ hoặc quyên góp của công chúng.

Tóm lại, kết thúc chương một, chúng ta đã có một các nhìn tổng quát về PR thông qua bản chất, vai trò, chức năng cũng như những hoạt động thực tiễn của PR hiện nay. Qua đó chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu hoạt động này cũng như những tác dụng của nó quá trình sản xuất,kinh doanh của các đơn vị trong ngành xuất bản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động Quan hệ công chúng của công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam. (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w