Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang doc (Trang 78 - 82)

- Quy trình thực hiện:

3.3. kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò xin ý kiến và xem xét quan điểm của đội ngũ chuyên gia và giáo viên về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Tổng số 194 người ở đối tượng:

- Lãnh đao sở 2 người;

- Trưởng, phó phòng chuyên viên sở: 33 người;

- Giáo viên trung học phổ thông: 105 người;

Các số liệu và kết quả trả lời thể hiện cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý

Các đối tượng được hỏi nhất trí mức độ cấp thiết và tính khả thi là 96,9 % (188 người). Bởi vì có làm tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý mới thể hiện tính khoa học của công tác này. Riêng mức độ khả thi của quy hoạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Biện pháp 2: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, khuyến khích tự đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ kế cận.

Có 93,81 % số người được hỏi (183 người) khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp. Nỗi băn khoăn chung là điều kiện học tập, bồi dưỡng ở miền núi không thuận lợi việc sắp xếp kinh phí đi học cũng gặp nhiều khó khăn.

Biện pháp 3: Thực hiện tốt quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại luân chuyển và miễn nhiệm cán bộ quản lý trường trung học phổ thông.

Đây là biện pháp được nhiều người tán thành nhất về tính cấp thiết và tính khả thi. Bởi vì lựa chọn được người đủ tiêu chuẩn làm cán bộ quản lý là vô cùng qua trọng. Dân gian thường nói “Chọn mặt gửi vàng” là như vậy. Có 99,48 %v(193 người) nhất trí biện pháp này.

Biện pháp 4:

Thực hiện kịp thời, duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên nói chung, cán bộ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông nói riêng.

Có 92.78 % người được hỏi (180 người) nhất trí tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp này. Có một thực tế là chính sách ưu đãi đặc thù đối với cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông vùng khó khăn từ trước đến nay chưa có gì đặc biệt. Nên mức độ cấp thiết và khả thi chưa thật cao.

Biện pháp 5:

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và khách quan đối với cán bộ quản lý làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Đây là biện pháp khắc phục điểm yếu về công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh. Có 98,45 % (191 người) ý kiến cho là biện pháp cấp thiết và khả thi.

Kết quả đánh giá về hệ thống 5 biện pháp được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của

các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp Rất cấp thiết, rất khả thi (%) Cấp thiết, khả thi (%) Không cấp thiết, không khả thi (%)

1 Xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ

quản lý 26.7 68.2 3.1

2

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng khuyến khích tự đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ kế cận

40,51 53.3 6.19

3

Thực hiện tốt quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

50 49.48 0.52

4

Thực hiện kịp thời, duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên nói chung, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông nói riêng

17.86 76.9 7.22

5

Tăng cường thanh tra kiểm tra đánh giá thường xuyên và khách quan đối với cán bộ quản lý, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ

36.45 62 1.55

Tóm lại: Những kết quả kiểm chứng cho thấy các biện pháp phát triển đội ngũ trường trung

học phổ thông tỉnh Tuyên Quang được đề xuất trong Luận văn đã nhận được sự đồng tình về tính cấp thiết và tính khả thi.

Kết luận và khuyến nghị

1. Kết luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang doc (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)