Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Nghị quyết Hội nghị Trung ương III khoá VIII đã nêu:
“Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng lọai cán bộ”. Như vậy, đối với cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý cần phải phối hợp nhiều phương thức đào tạo, bồi dưỡng.
Đào tạo chính quy cử cán bộ quản lý đương nhiệm và cán bộ quản lý có triển vọng phát triển đi học lớp Cử nhân quản lý giáo dục hoặc Thạc sỹ quản lý giáo dục.
+ Đào tạo tại chức (đào tạo bằng 2) mở các lớp cử nhân quản lý hệ tại chức cho các cán bộ quản lý đương nhiệm.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và các nội dung khác theo các hình thức:
Cử cán bộ đi học theo chỉ tiêu của Học viện cán bộ quản lý của Bộ.
Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương để bồi dưỡng theo chyên đề những kiến thức kỹ năng mà cán bộ quản lý còn thiếu hụt hoặc đã quá cũ kỹ và lạc hậu. Đối với các lớp này, cần khảo sát cụ thể đối tượng, có kế hoạch sớm và hợp lý để liên hệ mời giáo viên thỉnh giảng của Viện Chiến lược Chương trình giáo dục, Học viện cán bộ quản lý Hà Nội và trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời sử dụng một số cán bộ quản lý giỏi của ngành lên lớp bồi dưỡng.
* Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý các trường tiên tiến trong tỉnh, ngoài tỉnh và các nước trong khu vực.
Trong điều kiện hiện nay, tỉnh Tuyên Quang hoàn toàn có thể tổ chức đoàn cán bộ quản lý trường trung học phổ thông đi thăm quan học tập về cán bộ quản lý tại một số trường trung học phổ thông tại các tỉnh bạn.
* Có thể tổ chức hội thảo về công tác quản lý để cán bộ quản lý có điều kiện nghiên cứu trình bầy và tiếp nhận, cập nhật thông tin quản lý, đồng thời qua hội thảo để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
* Mở các lớp bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ tại tỉnh, trước mắt để khắc phục kịp thời tình trạng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông hiện nay chưa sử dụng máy vi tính để phục vụ cho công tác quản lý.
Ngoài ra cần nghiên cứu “mở lớp đặc biệt cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số, cán bộ quản lý nữ, đồng thời tổ chức giảng dạy những nội dung phù hợp với công tác quản lý trường học ở vùng đồng bào dân tộc để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn".
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng có chú ý ưu tiên đối với cán bộ quản lý người dân tộc, người địa phương nhưng không nên làm hạ thấp tiêu chuẩn cán bộ làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.