+ Các cấp cán bộ quản lý chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý. Chính vì vậy, công tác quy hoạch còn mang tính hình thức, công tác bổ nhiệm lại chậm, chưa mạnh dạn luân chuyển cán bộ quản lý, việc đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chưa được quan tâm tổ chức. Đồng thời mỗi cá nhân cán bộ quản lý cũng chưa cố gắng trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức quản lý, kiến thức về khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin để sử dụng có hiệu quả trong trường học.
+ Công tác xây dựng và phát triển độị ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản nên chưa có giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển đội ngũ.
+ Độị ngũ cán bộ quản lý nhìn chung chưa chủ động và cố gắng học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu mới. Do vậy, nhiều người bằng lòng với hiện tại, hạn chế về tầm nhìn, thiếu năng động sáng tạo trong quản lý.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với độị ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông của tỉnh chưa thường xuyên và cụ thể, phần nào còn nương nhẹ.
+ Mặt khác, cơ chế phân cấp quản lý như hiện nay còn cồng kềnh, qua nhiều tầng nấc, quan điểm phân cấp quản lý của tỉnh còn hạn chế quyền chủ động của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác cán bộ.Việc thay thế cán bộ quản lý phải qua nhiều thủ tục hành chính.
2.2.4. Thực trạng công tác tổ chức quản lý, xây dựng độị ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang
a) Việc quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Trong những năm qua, việc quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các cấp học của ngành Giáo dục và Đào tạo đã được chú ý sau khi có luật Giáo dục, công tác quy hoạch cán bộ đối với cấp học mầm non, tiểu học và cấp trung học cơ sở được chuyển giao về ủy ban nhân dân các huyện, thị xã quản lý trực tiếp. sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông.
Thực trạng công tác quy hoạch: ưu điểm:
- 100 % trường trung học phổ thông đều có quy hoạch cán bộ quản lý từ năm 2000 - 2005 và từ 2005- 2010, kế hoạch quy hoạch như vậy đã mang tính tương đối lâu dài.
- Cán bộ được quy hoạch phần lớn bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu dân tộc, cơ cấu người địa phương.
- Công tác quy hoạch đã có tác dụng quan trọng trong việc lựa chọn bổ sung cán bộ quản lý và đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Hạn chế:
- Chưa có kế hoạch quy hoạch tổng thể của ngành Giáo dục và Đào tạo như một Đề án xây dựng, phát triển đội ngũ. Quy hoạch được thực hiện bó hẹp trong từng trường trung học phổ thông.
- Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch chưa được bổ sung, rà soát và điều chỉnh hàng năm. Cán bộ đạt tiêu chuẩn độ tuổi ở giai đoan trước, nhưng đến mấy năm sau thì đã qua tuổi trong quy hoạch.
- Quy hoạch chưa thật sự gắn với bổ nhiệm. Một số trường hợp quy hoạch là cán bộ kế cận nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau bổ nhiệm lại là đối tượng khác, làm giảm ý chí phấn đấu của cán bộ trong quy hoạch dự nguồn.
- Quy hoạch chưa gắn liền với đào tạo bồi dưỡng.
- Quy hoạch cán bộ chưa đồng thời với phân công, giao việc cho cán bộ để thử thách rèn luyện bồi dưỡng. Hiệu quả công việc được giao là thước đo quan trọng về tiêu chuẩn cán bộ trong quy hoạch (lãnh đạo trường có thể giao cán bộ trong quy hoạch làm thư ký hội đồng,
tổ trưởng chuyên môn hoặc tham gia công tác đoàn thể: công đoàn, đoàn thanh niên, công tác đội...).
b) Việc lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý:
Công tác lựa chọn bổ nhiệm cán bộ quản lý là công tác hết sức quan trọng nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ.