- Kết hợp việc đào tạo với tự đào tạo bồidưỡng của cán bộ quản lý và cán bộ kế cân theo các hình thức tự học như sau:
3.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa biện pháp
Thanh tra kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong cán bộ quản lý. Hệ thống lý luận và thực tiễn đã khẳng định: Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo. Thanh tra, kiểm tra nhằm tìm hiểu xem các quyết định được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những trục trặc, trì trệ và các nguyên nhân để sớm đưa ra những biện pháp, những quyết định khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra. Mặt khác, phát hiện các mối liên hệ ngược về hiệu quả của sự tác động để điều chỉnh nội dung, phương pháp, kế hoạch tạo ra khả năng thực thi phương pháp tốt hơn. Thanh tra, kiểm tra còn nhằm tác động đến hành vi của người cán bộ quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ. Qua đó để động viên khuyến khích tính tích cực sáng tạo của người cán bộ quản lý, nhằm đưa hệ thống vận hành đạt mục tiêu tốt hơn.
Cần chú ý: Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra mà không có đánh giá thì coi như không có thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra nhằm chỉ ra những ưu khuyết điểm trong hoạt động giáo dục và đào tạo, trong hoạt động dạy và học, trong quá trình lãnh đạo của người cán bộ quản lý để giúp cho thầý trò khẳng định lao động của mình, người cán bộ quản lý thấy được kết quả hoạt động quản lý của mình củ mình, từ đó tìm ra những kinh nghiệm giúp cho họ có những quyết định đúng đắn khách quan đảm bảo cho quản lý có hiệu quả
Thông qua thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ cán bộ quản lý để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm lại cán bộ quản lý chính xác và khách quan hơn.
Vì vậy, thanh tra kiểm tra góp phần thiết thực xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ngày một tốt hơn.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp