- Về kỹ năng:
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh có diện tích tự nhiên 5.868,00km2 đất đồi núi chiếm trên 80%. Tỉnh có 6 huyện, thị xã. Toàn tỉnh có 140 xã phường và thị trấn. Tổng số xã phường thuộc vùng đặc biệt khó khăn là 27 xã.
Tuyên Quang phía Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn, phía Tây giáp với tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp với tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Dân số có 719.726 người (theo điều tra năm 2004) bao gồm 20 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm 47,99%, các dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Hmông, Dao, Sán Cháy, Sán Dìu... chiếm 52,01 %.
Tuyên Quang là tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tuy là tỉnh miền núi nhưng chỉ cách thủ đô Hà Nội 164 km, hệ thống giao thông thuỷ lợi rất thuận lợi cho sự phát triển thương mại dịch vụ và du lịch.
Tỉnh Tuyên Quang có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, tài nguyên, khoáng sản, du lịch, chất lượng nguồn nhân lực và lịch sử văn hoá. Địa kinh tế của tỉnh sẽ thay đổi sau khi có thuỷ điện Tuyên Quang, có đường sắt, có đầu mối đường Hồ Chí Minh. Nhưng thách thức lớn nhất là nền kinh tế của tỉnh chậm phát triển so với các tỉnh trong khu vực; cơ sở kỹ thuật còn nhiều yếu kém.
2.1.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội
Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, tuy nhiên nhờ sự phát triển hiệu quả các tiềm năng sẵn có nên tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2001- 2005 đạt 11,04 % / năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Kinh tế tăng trưởng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân tạo điều kiện phát triển giáo dục.