Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp cho bảo tàng.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 62 - 64)

hiện nay, các ấn phẩm của bảo tàng chưa thực sự phong phú và chúng mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của khách du lịch.

- Cần thay đổi thường xuyên nội dung của các phiếu điều tra thăm dò ý kiến của du khách về bảo tàng.

- Bảo tàng nên tổ chức thường xuyên các hoạt động hỗ trợ văn hoá như tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo, hội nghị khoa học về đề tài dân tộc học và văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thông qua hoạt động này sẽ lôi cuốn được sự chú ý không những của nhiều khách, cơ quan khoa học và dân sự trong nước mà còn có nhiều khách, các tổ chức khoa học, văn hoá nước ngoài.

- Bằng chiến lược Marketing hỗn hợp, Bảo tàng Dân tộc học đã đạt được những hiệu quả thật đáng mừng và thực hiện được mục tiêu vươn tới công chúng. Thông qua tiếp thị sẽ giúp bảo tàng hạn chế được hiện tượng tham quan theo mùa của khách.

4.2.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp cho bảo tàng. cho bảo tàng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ: nhân viên bán vé, nhân viên bảo vệ... có thể nói đối với khách tham quan, người bán vé là nhân viên mà khách du lịch tiếp xúc đầu tiên của bảo

tàng. Vì vậy họ cần phải có khả năng giao tiếp, có trình độ ngoại ngữ và sẵn sàng chào đón khách.

- Phải tích cực đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có và thu hút nguồn nhân lực mới theo hướng từng bước xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao ở mọi khâu của quá trình sản xuất.

- Bảo tàngDân tộc học phải bổ sung thêm biên chế và thêm cả những lao động hợp đồng. Hiện nay bảo tàng có 91 cán bộ và lao động hợp đồng. So với năm 2002 đã tăng lên 40 cán bộ. Điều đó đó đã khẳng định vấn đề đào tạo đã nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, với một bảo tàng quốc gia và khối lượng công việc mà bảo tàng phải đảm nhiệm thì số lượng cán bộ vẫn còn ít và đòi hỏi phải đào tạo nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả công việc.

- Phải đào tạo cán bộ cả về bảo tàng học và dân tộc học. Nếu có thể bảo tàng cần có một số cán bộ là người dân tộc thiểu số. Bởi chính họ là những người hiểu sâu sắc nhất về văn hoá của mình. - Cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho hướng dẫn viên của bảo

tàng như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung... để đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế.

- Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ chủ chốt, người giới thiệu cần biết tiếng dân tộc để có thể giới thiệu tỉ mỉ, chi tiết hơn về nền văn hoá từng dân tộc.

- Môĩ khu trưng bày của bảo tàng nên có một thuyết minh riêng, cần cụ thể hoá chuyên môn của từng hướng dẫn viên. Nên có hướng dẫn viên chuyên thuyết minh, giới thiệu cho du khách trong nước.

- Hiện nay, bảo tàng đã có 15 phòng ban. Vì vậy trong thời gian tới, trước nhu cầu của việc nghiên cứu, sưu tầm hiện vật của bảo

tàng còn cần thêm một số phòng mới như: Phòng Trung Quốc và phòng Nhật Bản.

- Chú trọng đào tạo lại cán bộ, đặc biệt là kiến thức văn hoá tộc người cho cán bộ, cho các đối tượng làm công tác bảo quản và giáo dục tuyên truyền( thuyết minh). Tăng cường việc cử người đi đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w