PHÒNG KHÁM PHÁ DÀNH CHO TRẺ EM.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 32 - 34)

Bảo tàng chính là một dạng trường học, một thành tố không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, trong sự nghiệp trồng người. Với khối lượng trí thức đa dạng, những tài liệu khoa học phong phú, tin cậy và bằng trực quan sinh động, bảo tàng sẽ là một cơ sở vật chất tốt tham gia và nâng cao chất lượng tri thức, tình cảm, nhân cách người xem. Nhưng có một thực tế là mặc dù ở nước ta có khá nhiều bảo tàng nhưng không có một bảo tàng nào dành riêng cho trẻ thơ. Lâu nay bảo tàng vẫn quan tâm nhiều tới đối tượng người lớn, điều này lý giải tại sao trẻ em ít tự nguyện tới bảo tàng, chúng thường tới theo sự tổ chức của nhà trường. Với cách tham quan như vậy thì hiệu quả giáo dục rất thấp.

Từ thực tế đó, ngay từ đầu bảo tàng đã nhìn nhận trẻ em như một lực lượng rất to lớn không thể vắng bóng trong hoạt động giáo dục của mình và bảo tàng không thể đứng ngoài sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Quan tâm và đầu tư cho trẻ em không chỉ là trách nhiệm góp phần cho sự nghiệp trồng người mà chính là dần dần từng bước tạo lên một lực lượng khách tham quan đông đảo, tự giác, thường xuyên và có chất lượng trong tương lai.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xác định giáo dục trẻ em trở thành chiến lược lâu dài và liên tục. Bước đầu bảo tàng đã hợp tác với một số trường học để dần thay đổi cách thức các em tới bảo tàng, từ chỗ tổ chức một cách ồ ạt chuyển sang cách thức đưa các em tới bảo tàng với số lượng nhỏ hơn và thành nhiều đoàn, thời gian lâu hơn, xem kỹ hơn. Các nhân viên phòng giáo dục của bảo tàng trực tiếp liên hệ với phòng giáo dục ở các quận, huyện tổ chức cho học sinh tham quan học tập tại bảo tàng. Bảo tàng cũng tổ

chức một số chương trình như: Tết trung thu cho trẻ em với chủ đề: “ Ngày hội văn hoá Việt Hàn, trưng bày tết trung thu Hàn quốc”, Chương trình “truyền thống dân gian của chúng ta”, mở các khoá học về phương pháp tiếp cận nhân học về tôn giáo, nghi lễ và ma thuật. Khoá học “Liên kết bảo tàng và cộng đồng” giảng viên là ông Amareswar Galla, giáo sư trường đại học Queensland (Úc) đồng thời là phó chủ tịch hội đồng bảo tàng thế giới. Đã thu hút được 26 học viên đến từ những bảo tàng khác nhau và từ trường đại học văn hoá Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian qua bảo tàng dân tộc học đã tổ chức thành công nhiều cuộc trưng bày không thường xuyên: Trưng bày: “Cuộc sống đồng bằng sông Cửu Long: câu chuyện của 6 cộng đồng”, trình diễn “Ngày hội đèn đúc của các dân tộc Nùng, H’mông, Việt”, trưng bày “ 100 năm đám cưới Việt”, trưng bày “ Vũ điệu trên cát - ảnh lễ hội thổ dân Ôtraylia” trưng bày “Ngày hội tre trúc của các dân tộc ở tiểu vùng sông Mêkông”... trong đó một số buổi trình diễn có những nội dung dành cho trẻ em đã thu hút được hàng trăm học sinh cấp I, cả học sinh trường quốc tế đến tham gia và vui chơi.

Với những thành công đó, bảo tàng tiếp tục xây dựng phòng khám phá dành cho trẻ em dưới 12 tuổi với mục đích tạo ra nhiều cuộc trưng bày nhỏ, giúp các em từng bước làm quen với kiến thức và hiện vật văn hoá dân tộc, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo, khám phá của các em trên cơ sở những nội dung có tính giáo dục và thẩm mỹ cao.

Nội dung phòng khám phá được xây dựng theo một vài chủ đề với cách chơi khác nhau để các em có quyền lựa chọn trò chơi theo ý muốn của mình, nhằm tạo ra nhiều hoạt động cho các em: như hộp khám phá về nghề dệt, kỹ thuật khắc và in tranh Đông Hồ, xếp các hình ngôi nhà trưng bày ngoài trời, nghe nhạc và nhận biết nhạc cụ dân tộc, lặn đồ chơi 12 con giáp,... Trẻ em cũng có phòng đọc cùng nhiều ấn phẩm khác.

Phòng khám phá vừa học vừa mang tính giải trí, được thiết kế trưng bày hoàn chỉnh. Các bàn ghế đủ cho 20 đến 30 em ngồi vẽ, ánh sáng, đường đi được tính toán hợp lý, an toàn và mỗi em sẽ có diện tích 1,5 m2 cho các trò chơi khám phá của mình.

Dư luận xã hội, nhất là từ phía nhà trường và gia đình đánh giá cao những chương trình giáo dục dành cho trẻ em. Họ coi đây là cách làm mới mẻ, thành công của Bảo tàng Dân tộc học. Nhìn vào số lượng các em nhỏ đến với bảo tàng để tham quan, đăng ký học tại các lớp học do bảo tàng tổ chức, chúng ta thấy rằng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có một chiến lược thật đúng đắn, bảo tàng đã trở thành một trường học thú vị hấp dẫn, có các hoạt động đa dạng, sôi nổi và luôn thu hút người xem.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w