CÁC HOẠT ĐỘNG TRÌNH DIỄN.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 34 - 39)

Bảo tàng Dân tộc học luôn đặt mục tiêu trước mắt và lâu dài trong các hoạt động của mình là hướng tới sự đa dạng để có nhiều nội dung, nhiều sản phẩm và nhiều không gian văn hoá cho người xem. Hay nói theo quan điểm của chúng ta “Bảo tàng vị nhân sinh”. Xu thế ngày nay đặt ra cho sự nghiệp bảo tàng phải đổi mới, luôn tiếp cận được với hơi thở cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu dân trí, giao lưu khoa học, văn hoá, du lịch ngày càng cao của nhân dân, qua đó bảo tàng còn khẳng định được uy tín và vị thế của mình trong đời sống xã hội.

Tuy còn non trẻ nhưng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã khẳng định được mình và sớm có được vị trí riêng trong đời sống văn hoá ở thủ đô Hà Nội và cả nước. Với trên 1.134.858 lượt khách tham quan, trong đó 489.882 lượt khách quốc tế đến từ hơn 40 nước và vùng lãnh thổ, 634.976 lượt khách Việt Nam (tính đến ngày 23/9/2007). Bảo tàng luôn là địa chỉ thường xuyên cho sự lựa chọn của tất cả du khách trong và ngoài nước. Đến đây người xem luôn tìm thấy những bài học và tri thức quý giá về sự đa dạng của ngôn ngữ, văn hoá, tộc người, mối quan hệ tương đồng giữa văn hoá, lịch sử tộc

người ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á . Truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc đã trở thành tài sản và sức mạnh chung của Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.

Hoạt động trình diễn luôn hướng tới sự đa dạng có nhiều nội dung, nhiều sản phẩm, mang lại nhiều không gian văn hoá cho người xem, là mục tiêu trước mắt và lâu dài của bảo tàng dân tộc học. Một trong những hoạt động mang tính đổi mới thành công và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn - dựa trên kết quả của việc xây dựng và mở rộng mối quan hệ giữa Bảo tàng Dân tộc học với các cộng đồng là hoạt động trình diễn nằm trong chương trình: “ Truyền thống dân gian của chúng ta”. Tháng 12 năm 2007 trưng bày: “ Chúng tôi ăn rừng G.Condominas ở làng Sar Luk”. Liên hoan rối nước với sự tham gia của nhiều phường rối địa phương như: Nghĩa Hưng – Nam Định, Hồng Phong – Hải Phòng, Minh Tâm – Hải Phòng. Tháng 1 năm 2008 triển lãm ảnh Việt Nam 80 – 00; Thuyết trình: từ dân tộc học đến bảo tàng học. Tháng 2 năm 2008 triển lãm ảnh của dân làng Lai Xá; hoạt động vui xuân Mậu Tý. Tháng 3 năm 2008 thuyết trình: Sử thi, con người và văn hoá Tây Nguyên. Ngoài ra bảo tàng cũng thực hiện một số trưng bày chuyên đề khác: Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh, sống trong bí tích – văn hoá công giáo đương đại Việt Nam... trong thời gian tới bảo tàng tiếp tục thực hiện chương trình, dự án: Chương trình cơ sở dữ liệu hiện vật và ảnh; dự án FSP (phát huy di sản bảo tàng Việt Nam), khoá mùa hè nghiên cứu và thực hành bảo tàng, nghiên cứu - sưu tầm về những tác động của đường 9; tham gia dự án tập huấn về phương pháp, kỹ năng và kỹ thuật làm phim cộng đồng...

Tổ chức và xây dựng các hoạt động này cũng chính là cơ hội giúp người dân hiểu biết và trân trọng những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc. trình diễn giúp thế hệ trẻ hôm nay luôn thấy được sức sống văn hoá lâu bền và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, rung cảm trước những giá trị văn hoá hiện hữu ở những miền quê như một dòng chảy truyền thống không ngừng. Riêng

đối với người nước ngoài thì trình diễn là cuộc hành trình ngắn nhất, có sức thu hút lớn nhất để họ hiểu biết văn hoá Việt Nam.

Có thể nói, thành công lớn nhất qua trình diễn mang lại cho công chúng: Trình diễn luôn trở thành một nhu cầu, một sự quan tâm thường xuyên của người xem vì mỗi lần bảo tàng dân tộc học tổ chức với họ như một lần nhận thức, khám phá và phát hiện những điều mới lạ và mỗi lần đưa người xem trở về với lịch sử cội nguồn.

Với việc tổ chức nghiên cứu và khai thác di sản văn hoá vật thể và phi vật thể còn tiềm ẩn và giàu tiềm năng tại làng quê trong các cộng đồng của các chủ thể văn hoá, phục vụ cho các hoạt động trình diễn là một quan điểm mới quan trọng của bảo tàng dân tộc học Việt Nam để bảo tàng luôn gắn liền và phản ánh cuộc sống đời thường mang đậm khuynh hướng dân dã. Nhờ đó mà nhịp sống của bảo tàng trở lên đa dạng, phong phú và hấp dẫn đối với công chúng. Bằng việc mời những người dân – những chủ thể văn hoá giữ vai trò quyết định trong hoạt động trình diễn, trực tiếp nói lên tiếng nói của mình, khắc phục tâm lý mặc cảm tự ti dân tộc, giao lưu với công chúng như một hoạt động quảng bá văn hoá sâu rộng, sẽ là những cơ hội giúp người dân nâng cao ý thức tự hào, sự bình đẳng văn hoá, bảo tồn và phát triển nhưng không làm mất bản sắc của mình.

Đặc biệt với những sản phẩm thủ công truyền thống- một tiềm năng kinh tế to lớn của làng xã, qua trình diễn sẽ là dịp để người dân kích thích sự phục hồi sản xuất, vượt qua tình trạng tự cung, tự cấp, phát triển truyền thống cho thích ứng với cơ chế hàng hoá thị trường, tạo thêm việc làm nhằm tăng thêm thu nhập về kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí ở các khu vực nông thôn và miền Núi.” Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa tái sản xuất xã hội và tái sản xuất văn hoá. Qua đó góp phần khẳng định truyền thống là nguồn lợi vật chất có thể khai thác và sử dụng một cách tích cực có hiệu quả trong đời sống hiện tại”. (Nguyễn Văn Huy).

Không những qua hoạt động trình diễn, con người - chủ thể còn tham gia vào hoạt động của bảo tàng dưới rất nhiều hình thức và sản phẩm khác nhau: cung cấp tư liệu hiện vật, xây dựng phim dân tộc học (khoảng 150 ảnh và 15 phim video), ghi âm các truyện kể và những tri thức bản địa liên quan đến việc khai thác, sử dụng môi trường và những biến đổi, biến động có liên quan đến lịch sử xã hội, văn hoá tại địa phương...

Mục tiêu của bảo tàng là hướng tới khách tham quan, muốn thực hiện được mục tiêu đó thì không thể không tiến hành các hoạt động giới thiệu, quảng bá. Cuộc triển lãm ảnh của dân làng Lai Xá: “Người Lai Xá tự kể chuyện làng mình” đã giới thiệu các bức ảnh do chính những người dân làng chụp về cuộc sống đương đại ở một làng quê ven đô đang trong quá trình đô thị hoá - làng Lai Xá (Kim chung - Hoài Đức - Hà Tây). Có 7 người dân làng Lai Xá tham gia chính, họ đã chụp 80 cuộn phim, gần 2500 bức ảnh, chọn giới thiệu hơn 130 ảnh, cùng với những câu chuyện của người dân kể về làng mình, về những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với họ trong việc thích ứng với cuộc sống hiện tại.

Bằng phương pháp photovoice, Bảo tàng mong muốn những người dân làng hiểu hơn về vai trò của họ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong cuộc sống sôi động của ngày hôm nay. Triển lãm giúp cho thế hệ trẻ luôn thấy sức sống văn hoá lâu bền và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, biết rung cảm trước những giá trị văn hoá hiện hữu vẫn lặng lẽ trong những miền quê như một dòng chảy truyền thống nối tiếp không ngừng và hiểu thêm mỗi dân tộc có những cách khác nhau để sáng tạo và bảo lưu nền văn hoá riêng của họ.

Các buổi trình diễn dù diễn ra ở trong nhà hay khu vực ngoài trời, dù trời nắng hay mưa, dù ban ngày hay tối... số lượng người xem luôn đông đảo và có chung một cảm nhận, một mong muốn: Bảo tàng Dân tộc học nên tiếp tục tổ chức thường xuyên các chương trình này – rất bổ ích và ấn tượng. Thời gian trình diễn nên kéo dài hơn, các dịch vụ phục vụ người xem tại bảo tàng

cần được quan tâm hơn để người xem có thể dừng lại ở đây nhiều hơn, lâu hơn nữa. Không chỉ xuất phát ở ý tưởng mà còn xuất phát ở những quan điểm mang tính nguyên tắc: Triệt để khai thác di sản văn hoá dân gian từ làng xã, từ các cộng đồng của các chủ thể văn hoá và do chính chủ thể tự giới thiệu, tôn trọng các giá trị truyền thống, ít bị pha tạp và không bị chuyên nghiệp hoá. Chính hiệu quả của nguyên tắc này đã tạo nên sự hấp dẫn riêng cho trình diễn tại bảo tàng và từ đó tạo nên sự hấp dẫn riêng cho hoạt động này.

Khai thác, nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá của 54 dân tộc anh em trên đất nước ta là tiềm năng to lớn, lâu dài cho các hoạt động trình diễn tại bảo tàng dân tộc học. Từ những chương trình trình diễn thường xuyên và chất lượng hơn cho nhiều đối tượng công chúng, bảo tàng dân tộc học cần phải tiếp tục đầu tư, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương, các cộng đồng, để bảo tàng thật sự trở thành ngôi nhà chung của các dân tộc.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã không ngừng duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài với UNESCO PARIS tại Việt Nam, uỷ ban UNESCO tại Việt Nam, hội văn nghệ dân gian Việt Nam, sở văn hoá thông tin các địa phương, câu lạc bộ thông tin các dòng họ, tổ chức CRAFT – LINK..., cục di sản văn hoá, sở giáo dục, UBND thành phố Hà Nội để tổ chức các chương trình trình diễn tại bảo tàng trong thời gian qua và xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài cho các hoạt động tiếp theo.

Từ kết quả các hoạt động trình diễn đã khẳng định lợi thế và thế mạnh của loại hình Bảo tàng Dân tộc học là luôn gắn liền với đời sống các cộng đồng, đến tận các đơn vị, thôn, bản – nơi khởi nguồn và bảo lưu các truyền thống văn hoá. Với không gian nhiều chiều và rộng rãi của bảo tàng hiện tại và trong tương lai sẽ thật sự là một “Sân khấu lớn” cho việc tổ chức các hoạt động trình diễn về văn hoá các tộc người ở Việt Nam, của các nước ASEAN, và có thể cùng một lúc có nhiều chương trình phục vụ khách tham quan. Đây là sự kết hợp đảm bảo lợi ích cho cả hai bên: bảo tàng và du khách. Nhờ đó

đã giúp bảo tàng phát huy được các thế mạnh của mình trong đời sống xã hội và tiếp thu được kinh nghiệm của các bảo tàng trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w