Một vài nhận xét thông qua kết quả điều tra.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 44 - 47)

Kết quả khảo sát cho thấy.Từ khi khánh thành mở cửa phục vụ khách tham quan, Bảo tàng Dân tộc học đã thu hút được đối tượng khách tham quan rất phong phú bao gồm hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội. Điều đó chứng tỏ Bảo tàng có sức hấp dẫn rất lớn đối với người xem. Dù ra đời muộn, nhưng Bảo tàng Dân tộc học lại có cơ hội tiếp cận với những quan niệm mới nhất và phương tiện kỹ thuật trong lĩnh vực bảo tàng và được sự ủng hộ, hợp tác của nhiều nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế, giúp bảo tàng tiếp cận được với hệ thống các bảo tàng tiên tiến trên thế giới như: bảo tàng Louve( Pháp), Osaka( Nhật). Bảo tàng đã phối hợp với bảo tàng Bỉ tổ chức trưng bày triển lãm phục dựng trang phục “Triều đình Huế”, triển lãm ảnh “Có một thời không thể nào quên” của nhà xã hội học Evalindskog người Thuỵ Điển, lịch trình diễn chương trình: “Giới trẻ, di sản và tương lai câu lạc bộ nghệ thuận sinh viên Hà Nội”... Từ các hoạt động trên đã đem lại bước đầu thành công cho bảo tàng. Để làm được điều này, chúng ta không thể phủ nhận sự nỗ lực, chủ động và sáng kiến, luôn đi tiên phong trong mọi hoạt động của PGS-TS Nguyễn Văn Huy và các cán bộ nhân viên của bảo tàng.

Xác định được mục tiêu và chiến lược lâu dài, Bảo tàng dân tộc học luôn đi tiên phong trong việc tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách tham quan thông qua các phiếu điều tra thăm dò ý kiến được tiến hành thường xuyên, qua việc nghiên cứu thị trường và hợp tác với các công ty du lịch. Trong khi rất nhiều bảo tàng khác ở Việt Nam chưa chú trọng tới công tác Marketing thì Bảo tàng Dân tộc học đã rất chú trọng trong công tác này. Có thể nói Bảo tàng Dân tộc học là một trong những bảo tàng đi tiên phong cho các hoạt động Marketing, đây cũng là một thế mạnh của bảo tàng và nó đã giúp cho bảo tàng xây dựng được hình ảnh của mình trong lòng công chúng. Và theo tác giả, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân lí giải cho sự hấp dẫn của Bảo tàng Dân tộc học đối với du khách hiện nay.

Để thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí bảo tàng đã tăng cường chặt chẽ mối quan hệ xã hội, liên kết với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Bảo tàng đã đưa những thông tin cần thiết về các chương trình hoạt động của mình tới từng đối tượng khách thông qua phương thức truyền thông và đã chọn phương thức này đồng thời tiến hành liên tục và hữu hiệu. Thông qua đó, thông tin của bảo tàng sẽ đến với bộ phận khách tham quan tiềm tàng

Gần đây Bảo tàng Dân tộc học đã tổ chức trưng bày chuyên đề, chiếu phim dân tộc, đặc biệt là chuyên đề truyền thống dân gian được tiến hành thường xuyên, thường kỳ với nhiều chủ đế văn hoá lôi cuốn sự chú ý của đông đủ người xem như: “Sinh viên tìm hiểu một thời gian khó”, “Giới trẻ, di sản và tương lai”, triển lãm ảnh “Có một thời không thể nào quên” của Evalindskog, và dự kiến ngày 18/5/2008 khai trương cuộc trưng bày: “Sinh nở – hành vi, hiện vật và nghi lễ”. Nếu như trước đây bảo tàng khó khăn tiếp cận các đài truyền hình vì ít kinh phí do sự đắt đỏ của quảng cáo thì nay đó không còn là vấn đề. Những hoạt động văn hoá thuộc chương trình truyền thống dân gian của chúng ta thời sự đối với cơ quan truyền thông của cả nước là bột cho các chương trình. Văn hoá và thời sự trên sóng phát thanh truyền hình. Qua các chương trình này, thông tin của bảo tàng một cách tự nhiên đến được với đông đảo khán giả- thính giả trong cả nước trong đó có những khách sẽ đến bảo tàng.

Nếu coi bảo tàng là một dạng của sản phẩm du lịch văn hoá thì chúng ta phải quảng bá, tuyên truyền, tiếp thị để đưa sản phẩm đó đến với khách du lịch, làm cho sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

Hơn nữa, nếu coi bảo tàng là một dạng sản phẩm du lịch thì các cán bộ nhân viên bảo tàng phải tìm mọi biện pháp để đa dạng hoá sản phẩm làm cho sản phẩm đó không trở nên nhàm chán trong mắt mỗi du khách, để khách du lịch không chỉ đến bảo tàng một lần duy nhất, để họ không chỉ

dùng sản phẩm một lần mà sản phẩm đó phải trở thành nhu cầu không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch.

Hơn ai hết Bảo tàng Dân tộc học rất có thế mạnh trong lĩnh vực này. Điều này được thể hiện qua những cuốn sổ ghi cảm tưởng của du lịch viết về Bảo tàng Dân tộc học: “Đây là Bảo tàng hiện đại và chững trạc vào bậc nhất ở Việt Nam” (Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng)

Tuy nhiên, từ thực tế trên cho thấy lượng khách đến với Bảo tàng Dân tộc học hàng năm vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của nó. Vì thể trong tương lai tới, Bảo tàng cần có những biện pháp chủ động hơn nữa để thu hút khách: đẩy mạnh hoạt động sưu tầm hịên vật của 54 dân tộc bởi so với những bảo tàng khác thì số lượng hiện vật ở bảo tàng là quá ít mà theo thời gian hiện vật này cũng trở nên nhàm chán trong con mắt của du khách, giảm đi sức hấp dẫn của bảo tàng.

Hy vọng trong một tương lai không xa, Bảo tàng Dân tộc học cùng với tiềm năng, thế mạnh của mình sẽ hấp dẫn khách du lịch nội địa, làm cho bảo tàng trở thành địa chỉ du lịch văn hoá với mỗi khách tham quan đồng thời là chiếc cầu nối để tìm hiểu khám phá sự đa dạng và phong phú của văn hoá Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w