TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜ

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 28 - 32)

Việt Nam là cái nôi của văn hoá các vùng miền. Văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng, với những sắc thái tộc người và vùng miền vừa có sự tương đồng, thống nhất, vừa có nét khác biệt nhau ít nhiều. Chính vì vậy việc xây dựng một bảo tàng dân tộc học có hai phần trưng bày trong nhà và ngoài trời là cần thiết và hợp lý.

Trong khuôn khổ diện tích ngót 3,30 ha đất được nhà nước cung cấp, bảo tàng đã dành được 20 ha ở phía sau toà nhà trống đồng để xây dựng khu trưng bày ngoài trời rất có ý nghĩa và cần thiết không thể thiếu được đối với bảo tàng này. Nhờ có các trưng bày ngoài trời, việc giới thiệu về các dân tộc và văn hoá các dân tộc được tăng cường và mở rộng đáng kể nội dung cũng như hình thức, khắc phục được phần nào sự hạn chế do điều kiện trưng bày trong nhà quy định. Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ vừa qua nhà bảo tàng học Phan Khanh đã có hy vọng: “ Bảo tàng Dân tộc học ngoài trời sẽ là những công trình văn hoá khoa học tổng hợp để bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, để nghiên cứu dân tộc học và văn hoá Việt Nam trên nhiều bình diện, đồng thời góp phần trực tiếp vào việc xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.

Khu trưng bày ngoài trời là một phần không thể thiếu được của bảo tàng dân tộc học, một trong những thế mạnh của bảo tàng này là tạo cho công chúng những không gian văn hoá tiệm cận với thực tế. Qua đó làm cho hiện vật trưng bày có sức hấp dẫn hơn và công chúng cảm thụ sâu sắc hơn về nền

văn hoá mà họ đang được tận mắt xem và tìm hiểu. Nhưng do diện tích đất không rộng nên bảo tàng chỉ trưng bày ở khu ngoài trời các công trình kiến trúc nhà của các dân tộc:

- Nhà ở của người H’mông, kèm theo là chuồng ngựa lò rèn, máng nước.

- Nhà ở của người HàNhì

- Nhà ở, kho thóc và cối giã gạo dùng sức nước của người Dao. - Nhà ở và cọn nước của người Tày.

- Nhà mồ của người GiaRai. - Nhà mồ của người CơTu. - Nhà Rông của người BaNa.

- Giàn nhạc cụ ống nứa vận hành bằng sức nước của người XơĐăng.

- Nhà ở của người ÊĐê - Nhà ở của người Chăm - Nhà ở của người Việt.

Quả thật, so với nhu cầu của hoạt động bảo tàng cũng như mong muốn của chúng ta, rõ ràng là không gian nhỏ hẹp, trưng bày ít ỏi. So với nhiều bảo tàng ngoài trời trên thế giới: Bảo tàng Brivơđabá ở Latvia rộng 97 ha là Bảo tàng kiến trúc gỗ với 30.000 hiện vật, bảo tàng kiến trúc dân gian và lối sống ở Grudia 50 ha, bảo tàng làng Satulai ở Rumania có một trăm ngôi nhà nông dân với 11.000 hiện vật,.... Song ở nước ta hiện nay, điều kiện mới cho phép Bảo tàng dân tộc học Việt Nam xây dựng khu trưng bày ngoài trời nho nhỏ như vậy.

Tuy không gian nhỏ hẹp, trưng bày ít ỏi, nhưng qua đó đã chuyển tải được đến công chúng không ít thông tin và tri thức về loại hình kiến trúc: có

nhà ở, có nhà mồ, có nhà công cộng của làng, có nhà dựng bằng kỹ thuật gá lắp và chằng buộc, có nhà đã phát triển các hình thức dùng mộng. Trong khi người H’mông, người Hà Nhì, người Việt, người Chăm ở nhà trệt, thì người Êđê, người BaNa, người Tày ở nhà sàn, còn nhà của người Dao họ nửa sàn nửa trệt. Kiến trúc nhà người H’mông, Chăm, Tày,... thuộc dạng nhà bốn mái thì nhà người Êđê thuộc dạng hai mái. Mái lợp cũng nhiều kiểu cách. Nhà người H’mông dùng ván gỗ Pơmu, nhà người Tày dùng lá cọ, nhà người Việt và người Chăm lợp ngói, nhà người Hà Nhì, người Êđê, người BaNa lợp cỏ tranh, nhà người Dao lợp bằng lứa ống bổ đôi, nhà mồ nhóm Giarai Arát có mái nan đan cùng lợp cỏ tranh. Nhà mồ của người Cơtu có hình con trâu, trên có hình con rồng. Mỗi dân tộc có một tín ngưỡng thờ khác nhau, cách thức lợp không giống nhau. Cùng lợp ngói nhưng ngói nhà người Việt khác ngói nhà người Chăm. Tường nhà cũng đa dạng: có loại thủng bằng ván gỗ ( H’mông), hay bằng phên lứa (Dao, Êđê, BaNa), thậm chí còn đan theo lối cải nan tạo hoa văn rất đẹp (Tày), có loại xây gạch (Việt), có loại là đất nện (Hà Nhì), ... Về khía cạnh văn hoá xã hội có nhà của cư dân phụ hệ, có nhà của cư dân mẫu hệ, có nhà của tiểu gia đình, có nhà của đại gia đình.

Bên cạnh các cư dân ở kiểu nhà tổng hợp: chỉ một ngôi nhà nhưng đa chức năng, có cư dân theo tập quán dựng riêng ra những ngôi nhà lớn nhỏ với các chức năng khác nhau. Điển hình như người Chăm: một hộ có tới năm ngôi nhà quây quần nhau...

Các trưng bày ngoài trời được coi là những không gian văn hoá của các dân tộc, vừa nhằm giới thiệu cái vỏ kiến trúc, vừa để giới thiệu về sinh hoạt văn hoá gắn với nó. Các yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan cũng được giới thiệu tổng hợp bên trong mỗi ngôi nhà.

Thực tế ở Việt Nam hầu như tộc người nào cũng không chỉ có một kiểu loại nhà cửa với các yếu tố văn hoá dân gian. Sự khác nhau giữa các vùng miền, nó có sự chuyển biến nhất định, thích ứng và phản ánh về điều kiện

môi trường sinh thái, hoàn cảnh kinh tế. hoàn cảnh xã hội, quan hệ tộc người... Ví dụ, cùng một cộng đồng Tày nhưng nhà ở khu vực phía Đông khác với nhà ở khu vực phía Tây. Trong dân tộc Dao, có nơi ở nhà sàn, có nơi ở nhà trệt, có nơi ở nửa nhà sàn nửa nhà trệt. Cùng một dân tộc BaNa, nhà Rông có một số kiểu khác nhau với tên gọi phân biệt riêng, hình dáng nhà giữa các vùng Mang Giang, Kon Chơro, Kon Tum không hẳn giống nhau. Nhà mồ GiaRai cũng thế: ở nhóm ARát không giống nhóm Cror, nhóm Mthur. Nhà người Việt ở xứ Thanh do phải đối phó với gió bão gần biển nên thường thấp hơn nhà ở xứ Bắc, xứ Đoài,... Đó là chưa kể tới những khác biệt giữa nhà người nghèo với nhà người khá giả, nhà đông người với nhà ít người... Mỗi kiểu loại có nét riêng nhất định. Với diện tích còn hạn hẹp cho nên yêu cầu trong trưng bày của bảo tàng chỉ lựa chọn một số ngôi nhà điển hình để giới thiệu một phần nhỏ trong bức tranh vô cùng đa dạng và phong phú ấy của 54 dân tộc cũng như của từng dân tộc.

Khu trưng bày ngoài trời thể hiện trưng bày về 11 tộc người (Việt, Tày, Hà Nhì. H’mông, Dao, BaNa, XơĐăng, Chăm, GiaRai, CơTu, Êđê) thuộc 6 nhóm ngôn ngữ (Việt- Mường, Tày- Thái, Tạng – Miến, H’mông- Dao, Môn- Khơme, Mãlai- Đa đảo). Có thể nói, mỗi ngôi nhà ví như một bảo tàng nhỏ, và đây cũng là điểm đặc thù của bảo tàng, khác với nhiều công viên văn hoá - du lịch.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã không biến các ngôi nhà trưng bày ngoài trời thành kiốt hay quầy hàng lưu niệm. Như vậy là để giữ cho những trưng bày này đậm không khí bảo tàng dân tộc học, tập trung vào đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, không làm phân tán và nhạt nhoà đi bản sắc văn hoá muốn truyền đạt đến người xem.

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá, các nhà hay công trình trưng bày ngoài trời đều tôn trọng tính nguyên mẫu cả về vật liệu, kiểu dáng, bài trí, không gian bên ngoài ngôi nhà (Vườn, nơi nuôi gia súc....) ngay cả kỹ thuật xây dựng cũng nguyên mẫu và do những người thợ là người dân tộc xây

dựng... Khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng được triển khai dần từng bước trong 8 năm qua mỗi năm lại có thêm những công trình mới và những hoạt động mới, khu trưng bày này trở thành một điểm hấp dẫn đặc biệt của bảo tàng dân tộc học Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w