Các thông số khả năng sinh lợ i

Một phần của tài liệu Cải thiện phương pháp hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 65)

I. Giới thiệu về công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵ ng

I.3.3.3. Các thông số khả năng sinh lợ i

Khả năng sinh lợi trên doanh số

Lợi nhuận sau thuế 2tỷ

Lợi nhuận ròng biên = = =0,0038 Doanh thu thuần 533tỷ

Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh chỉ chiến 0,38% doanh thu của công ty. Lợi nhuận ròng biên của Dệt May Hoà Thọ là 0,008 và của Dệt Việt Thắng là 0,084. Vậy hiệu xuất lợi nhuận của công ty là thấp hơn rất nhiều so với đối thủ, thông số này quá thấp làm cho việc đầu tư vào Vinatex kém hấp dẫn.

Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư

Doanh thu thuần 533tỷ

Vòng quay tổng tài sản = = =2,75

Tổng tài sản 194tỷ

Thông số vòng quay tổng tài sản đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu, theo quy luật trong kinh doanh dùng tiền mặt đầu tư vào tài sản và bán tài sản tạo ra doanh thu-tiền đây gọi là vòng quay tài sản, hiện tại tài sản của công ty đang quay gần 3 vòng-tài sản chuyển thành tiền gần 3 lần trong năm.

Vòng quay tổng tài sản của Dệt May Hoà Thọ là 2,58 và của Dệt Việt Thắng là 1,23. Trong ngành, Việt Thắng đang sử dụng tài sản kém hiệu quả nhất để tạo ra doanh thu, Vinatex và Hoà Thọ có hiệu quả tương đương nhau.

Lợi nhuận sau thuế 2tỷ

Thu nhập trên tổng tài sản= = =0.01

Tổng tài sản 194tỷ

Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) là thông số thể hiện khả năng sử dụng hiệu quả tài sản hiện tại của công ty để tạo ra lợi nhuận, hiện tại công ty dùng 100 đồng tài sản để tạo ra 1 đông lợi nhuận trong 1 năm.

Thu nhập trên tổng tài sản của Dệt May Hoà Thọ là 0,02 và của Dệt Việt Thắng là 0,1. Cao hơn rất nhiều so với Vinatex.

ROA = Lợi nhuận ròng biên x Vòng quay tổng tài sản ROAVinatex = 0,0038 x 2,75 = 0,01 ROAHoà Thọ = 0,008 x 2,58 =0,02 ROAViệt Thắng= 0,084 x 1,23 =0.1

Dựa vào phân tích Dupont ở trên ta dễ dàng nhận thấy răng: nguyên nhân làm cho ROA của công ty thấp hơn nhiều lần so so với đối thủ là do khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty quá thấp. Điều này chứng tỏ rằng công ty quản lý chi phí kinh doanh không hiệu quả làm giảm lợi nhuận ròng biên của công ty.

Lợi nhuận sau thuế 2tỷ

Thu nhập trên vốn chủ = = = 0,078 Tổng vốn chủ sỡ hữu 25,5tỷ

Các chủ sở hữu tại Vinatex trong một năm nếu bỏ ra một 100 đồng vốn đầu tư thì thu được 7,8 đồng lợi nhuận ròng.

Thu nhập trên vốn chủ (ROE) của của Dệt May Hoà Thọ là 0,141 và của Dệt Việt Thắng là 0,235. Cao hơn nhiều so với Vinatex trong khi đòn bảy nợ của công ty là cao hơn so với hai đối thủ. Vậy ROE của Vinatex thấp là do ROA của công ty không cao nhưđã phân tích ở trên.

Hình B.8c:Vit Thng

I.3.3.4. Phân tich báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh

Bng B.7: So sánh kết qu hot động kinh doanh vi hai đối th chính

Chỉ tiêu Hòa Thọ Vinatex Việt Thắng

Doanh thu thuần 100% 100% 100%

Lợi nhuận gộp 13,4% 15,20% 18,2%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3,2% 4,05% 9,3% Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi 3,1% 4,50% 10,0%

Lợi nhuận sau thuế 0,8% 0,38% 8,4%

(Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 công ty)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1.000 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1.000 Doanh thu thuần LN gộp LN từ HĐKD LN trước thuế và lãi LN sau thuế 0 1 0 0 2 0 0 3 0 0 4 0 0 5 0 0 6 0 0 7 0 0 8 0 0 9 0 0 1 . 0 0 0

Hình B.8: Biu đồ mi tương quan gia các loi lơi nhun

Nhìn vào biều đồ Hình B.8b ta nhận ra được mối tương quan các loại lợi nhuận thu được của Vinatex. Cột lợi nhuận gộp thấp hơn cột doanh thu khá nhiều, điều này chứng tỏ rằng giá vốn hàng bán của công ty là khá lớn làm thu nhỏ lợi nhuận gộp, giá vốn hàng bán cao có thể là do hoạt động sản xuất không hiệu quả (giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công quá cao) đẩy chi phí sản xuất lên cao làm giảm lợi nhuận của công ty.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh so với lợi nhuận gộp cho thấy hiệu quả khả năng khai thác quy mô và kiểm soát chi phí bán hàng. Tính kinh tế theo quy mô thể hiện

Hình B.8b:Vinatex Hình B.8a:Hoà th

ở giá trị khấu hao và chi phí quản lý doanh nghiệp (hai loại chi phí thời kỳ ít bị tác động khi doanh thu tăng) quy mô càng lớn (doanh thu càng cao) thì thì hai loại chi phí này chia ra trên mỗi sản phẩm càng nhỏ nên càng hiệu quả. Cột lợi nhuận hoạt động quá thấp so với cột lợi nhuận gộp và doanh thu cho thấy công ty không đạt được tính kinh tế theo quy mô và chưa quản lý tốt chi phí bán hàng (chi phí bán hàng đang chiếm 25% lợi nhuận gộp, tổng khấu hao và quản lý doanh nghiệp chiến 9% doanh thu hay 58% lợi nhuận gộp).

Hoạt đông đầu tư và vay tài chính của công ty lỗ khoản 20,5 tỷ (trong đó chi phí lãi vay là 19,7 tỷ) mà lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty chỉ có 21,6 tỷ. Vậy lợi nhuận khác của công ty đóng góp 2,1tỷ và lợi nhuận từ hoạt dộng kinh koanh chính đóng góp 1,1 tỷ trong tổng 3,1 tỷ lợi nhuận trước thuế và lãi của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của công ty thấp hơn cả lợi nhuận từ các hoạt động phụ (kinh doanh thương mại dịch vụ). Vậy công ty đang gặp nhiều vấn đề lớn trong hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính.

Nguyên nhân của lợi nhuận thấp là do giá vốn quá cao (quản trị sản xuất và thu mua chưa tốt),hiệu quả theo quy mô và quản lý chi phí bán hàng kém, chi phí lãi vay quá cao (sử dụng vốn vay không hiệu quả).

Nhìn vào 3 biểu đồ hình B.8 và bảng B.7 ta dễ dàng thấy được rằng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vinatex là tốt hơn so với dệt may hoà thọ nhưng không bằng Việt Thắng. Tuy nhiên do Hoà Thọ và Viêt Thăng thuộc chếđộ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà nước theo Nghị định 24/2007/ND-CP ngày 27/03/2007 còn Vinatex thì không, điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của hai đối thủ cao hơn.

II. Thực trạng về tình hình hoạch định ngân sách

II.1. Tầm quan trọng của hoạch định ngân sách đối với Vinatex Đà Nẵng

Tại Vinatex Đà Nẵng, việc hoạch định ngân sách của công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của ngân hàng trong thủ tục vay vốn. Thông qua các kế hoach ngân sách tài chính của công ty, ngân hàng có thấy được nhu cầu vốn vay trong năm của công ty và kế hoạch sử dụng các khoản vay này như thế nào để có thể lên kế hoạch cho vay và giải ngân hợp lý, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng các khoản vay này.

Việc hoạch định ngân sách cũng đưa ra các mục tiêu định lượng cần phải đạt được trong năm, các mục tiêu định lượng này tạo ra một đường hướng rõ ràng để phấn đấu cho các bộ phận trong tổ chức, các mục tiêu này được đưa xuống thông qua kế

hoạch giao chỉ tiêu. Ngoài ra các mục tiêu là một chỉ tiêu để dánh giá thành tích cuối năm, đây là chỉ tiêu đạt được kế hoạch trong năm. Vào cuối mỗi năm tài chính, thông qua việc đạt được các kế hoạch trong năm thì bộ phận quản trị của công ty tiến hành đánh giá và có những điều chỉnh khắc phục những sai sót trong năm cũđể có phương hướng hoạt động tốt hơn trong năm mới.

II.2. Trách nhiệm hoạch định ngân sách

Việc hoạch định ngân sách được chịu trách nhiệm bởi phòng kế toán tài chính đứng đầu là kế toán trưởng ông Trần Văn Tiến. Phòng kế toán tài chính có trách nhiệm thu thập thông tin, lập kế hoạch ngân sách, xin xét duyệt bởi Tổng Giám Đốc ông Nguyễn Ngọc Trí.

Vai trò của Tổng giám đốc trong hoạch định ngân sách của công ty là đưa ra mức lợi nhuận mong muốn đạt được trong năm và có trách nhiêm xét duyệt đóng dấu tạo tính hợp pháp cho kế hoạch ngân sách của công ty. Việc đưa ra mức lợi nhuận mong muốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức doanh thu dự báo trong năm, thực trạng của nền kinh tế, mong muốn của cổđông, và năng lực của công ty.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có trách nhiệm dự báo doanh thu trong năm tơi, đây là cơ sở để tiến hành hoạch định ngân sách trong năm. Ngoài phòng kinh doanh xuất nhập khẩu các phòng ban khác trong công ty cũng có trách nhiệm hổ trợ cho phòng kế toán khi tiến hành hoạch định ngân sách.

II.3. Quy trình hoạch định ngân sách

Vào cuối năm kế toán, thàng 12 hàng năm. Phòng kế toán tiến hành lên các kế hoạch ngấn sách cho năm sau. Đến đầu tháng 1 năm sau thì hoàn thành xin xét duyệt và trình lên ngân hàng cho vay.

Phòng kế toán xác định mục tiêu hoạch định ngân sách là để nộp kế hoạch cho ngân hàng theo yêu cầu để được vay vốn. Do vậy kế hoạch ngân sách được soạn theo mẫu ngân sách của ngân hàng.

Cũng có thể nói tại Vinatex không thực hiện hoạch định ngân sách là chính xác. Quy trình lên các kế hoạch ngân sách của công ty chua phải là một quy trình hoạch định ngân sách thực sự, đó chỉ là quy trình thu thập số liệu dựđoán cho năm sau và được sắp xếp tính toán sau đó nhằm cho ra các kế hoạch vay vốn hết sức đơn giản. Về quy trình hoạch định ngân sách của công ty:

II.3.1. Thu thập thông tin:

Phòng kế toán tổng hợp thông tin từ các phòng ban khác để làm cơ sở hoạch định ngân sách.

II.3.1.1. Dự báo doanh số:

Trách nhiệm dự báo doanh số cho kỳ kế toán tiếp theo thuộc trách nhiệm của phòng Kinh Doanh XNK. Dựa trên cơ sở doanh thu năm cũ, phân tích tình hình kinh tế năm tiếp theo và các yếu tố khác như năng lực sản xuất, các đơn đặt hàng đã có, số lượng các khách hàng quan hệ lâu dài ổn định. Phòng Kinh Doanh XNK đưa ra doanh số dự báo cho năm sau, và doanh số dự báo trong năm sau chỉ đơn giản là sẽ tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước,doanh thu dự báo năm 2009 là tăng 20% so với năm 2008. Sau khi đã hoàn thành việc dự báo, phòng KDXNK có trách nhiệm đưa các số liệu đã dự dự báo và giải trình với Giám Đốc. Giám đốc xem xét lại nếu không có gì sai xót thì sẽ ký và đóng dấu thông qua, còn có sai sót thì sẽ trả lại để phòng KDXNK điều chỉnh cho đến khi hoàn thành. Dự báo doanh số được thông qua bởi Giám Đốc sẽđược chuyển qua phòng kế toán.

Doanh sốđược dự báo theo từng loại doanh thu cụ thể. Theo số liệu doanh thu năm ngoái, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu các năm đã qua và tình hình kinh tế trong năm đến thì phòng Kinh Doanh XNK có thế đưa ra con số tổng doanh thu trong năm đến. Để đưa ra doanh số dư báo chi tiết thì phòng kế toán dựa trên các cơ sở như là số liệu về tỷ lệ các loại doanh thu và sự chuyển dịch trong cơ cấu doanh thu qua các năm, cơ cấu doanh thu mong muốn trong năm tới. Trong cơ cấu doanh thu của công ty dự báo năm 2009 gồm có 3 loại:thương mai dịch vụ 22%,sản xuất hàng xuất khẩu 76%,loại khác 2%.

Để có được doanh thu dự báo cho các quý phòng kế toán lấy doanh thu tổng trong năm chia đều ra cho 4 quý, để đơn giản hóa công ty đã bỏ qua yếu tố mùa vụ. Trong thực tế không thể xảy ra việc 4 quý trong năm công ty đều thu được những khoản doanh thu như nhau.

Bng B.8: K HOCH DOANH THU NĂM 2009 ĐVT: Triệu đồng CHIA RA CÁC QUÝ TT CHỈ TIÊU THỰC HIỆN NĂM 2008 NĂM 2009 (cả

VAT) QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV I THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 70.840,00 140.000,00 35.000,00 35.000,00 35.000,00 35.000,00 1 Thương mại 70.840,00 135.000,00 33.750,00 33.750,00 33.750,00 33.750,00 2 Uỷ thác xuất khẩu 5.000,00 1.250,00 1.250,00 1.250,00 1.250,00 II SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 440.254,00 474.500,00 118.625,00 118.625,00 118.625,00 118.625,00 1 Gia công hàng xut khu 39.789,00 54.500,00 13.625,00 13.625,00 13.625,00 13.625,00 2 Sn xut hàng xut khu 398.150,00 415.000,00 103.750,00 103.750,00 103.750,00 103.750,00 3 Sản xuất hàng nội địa 2.315,00 5.000,00 1.250,00 1.250,00 1.250,00 1.250,00 III XUẤT NHẬP KHẨU 696.836,50 739.250,00 184.812,50 184.812,50 184.812,50 184.812,50 1 Xut khu 438.939,00 469.500,00 117.375,00 117.375,00 117.375,00 117.375,00 2 Nhập khẩu 258.797,00 269.750,00 67.437,50 67.437,50 67.437,50 67.437,50 IV CÁC LOẠI KHÁC 0,00 0,00 0,00 0,00 TỔNG CỘNG 511.084,00 614.500,00 153.625,00 153.625,00 153.625,00 153.625,00

II.3.1.2. Mức lợi nhuận mong muốn:

Trên cơ sở doanh thu dự báo, tổng chi phí kinh doanh cần thiết, mức lợi nhuận chỉ tiêu mà tổng công ty Dệt May Việt Nam đưa xuống, theo mục tiêu chiến lược trong kế hoạch chiến lược của công ty. Giám đốc Vinatex tiến hành tính toán để đưa ra mức lợi nhuận mong muốn trong năm tiếp theo. Mức lợi nhuận mong muốn này sẽ chuyển qua phòng kế toán để làm cơ sở lập kế hoạch.

Đây chính là mục tiêu tài chính của công ty, lợi nhuận thể hiện kết quả của quá trình kinh danh và là điều kiện để tồn tại của tất cả các doanh nghiệp.

Do kế hoạch ngân sách của công ty nhằm mục đích chủ yếu là giải trình với ngân hàng cho vay về kế hoạch kinh doanh trong năm, do đó mức lợi nhuận mong muốn này phải là một con số hấp dẫn đối với ngân hàng cho vay.

II.3.1.3. Thông tin chi phí:

Chi phí được tổng hợp thông qua các báo cáo tài chính, các tài liệu sẵn có tại phòng kế toán, đây là những dữ liệu của năm cũ. Chi phí kinh doanh ít biến động do công ty có môi quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp nên giá cả là ổn định trong ngắn hạn. Vậy việc lấy thông tin từ số liệu cũ năm trước thì tương đối chính xác. Ngoài dựa trên số liệu củ, công ty còn dựa trên mức lợi nhuận mong muốn để lên kế hoạch các loại chi phí là chiếm bao nhiêu phần trăm so với doanh thu dự báo.

Thông tin chi phí thu được chỉ là con số tổng chung tất cả các chi phí loại chi phí, gồm có :chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí quản lý chung, các loại thuế phải nộp cho nhà nước. Đây là tất cả các thông tin chi phí cần thiết để tính toán được lợi nhuận cuối cùng cua doanh thu.

II.3.2.Lập kế hoạch ngân sách

Dựa trên các thông tin đã thu thập được, phòng kế toán tiến hành lập kế hoạch ngân sách.

Kế hoạch thu chi tài chính của của công ty thực chất giống như dự toán báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty.

Con số tổng doanh thu và các loại doanh thu chi tiết được lấy từ bảng B.8 kế hoạch doanh thu, tổng chi phí trục tiếp chiếm 93% doanh thu, thuế VAT chiếm 10% doanh thu trong đó hàng xuất khấu không có thues VAT, chi phí quản lý chiếm 3,7% doanh thu. Sau khi đã co doanh thu chi phí việc tính toán các loại lợi nhuận trở nên dễ dàng.

Kế hoạch thu chi các quý là số liệu thu chi cả năm chia đều ra cho 4 quý.

Bng B.9: K HOCH THU CHI TÀI CHÍNH NĂM 2009

ĐVT: Triệu đồng

CHIA RA CÁC QUÝ

TT CHỈ TIÊU NĂM

2009 QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV

I TỔNG DOANH THU 614.500,00 153.625,00 153.625,00 153.625,00 153.625,00 1 Thương mại dịch vụ 135.000,00 33.750,00 33.750,00 33.750,00 33.750,00 2 Sản xuất hàng xuất khẩu 469.500,00 117.375,00 117.375,00 117.375,00 117.375,00 3 Các loại khác 10.000,00 2.500,00 2.500,00 2.500,00 2.500,00 II TỔNG CHI PHÍ TRỰC TIẾP 586.909,00 146.727,25 146.727,25 146.727,25 146.727,25 1 Thương mại dịch vụ 130.545,00 32.636,25 32.636,25 32.636,25 32.636,25 2 Sản xuất hàng xuất khẩu 446.964,00 111.741,00 111.741,00 111.741,00 111.741,00 3 Các loại khác 9.400,00 2.350,00 2.350,00 2.350,00 2.350,00

III THUẾ VAT 14.500,00 3.625,00 3.625,00 3.625,00 3.625,00

1 Thương mại dịch vụ 13.500,00 3.375,00 3.375,00 3.375,00 3.375,00 2 Sản xuất hàng xuất khẩu 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 Các loại khác 1.000,00 250,00 250,00 250,00 250,00 IV LỢI TỨC GỘP 27.591,00 6.897,75 6.897,75 6.897,75 6.897,75

Một phần của tài liệu Cải thiện phương pháp hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)