Đánh giá phương pháp hoạch định ngân sách

Một phần của tài liệu Cải thiện phương pháp hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 33 - 35)

Từ trên

xuống

Tốn ít thời gian và chi phí hoạch định ngân sách.

Kỹ thuật và phương pháp hoạch đinh khá đơn giản nên dễ áp dụng. Các mục tiêu ngân sách đảm bảo các mục tiêu chiến lược lớn hơn của tổ

chức

Phối hợp tốt về các yêu cầu ngân sách cho tất cả các yếu tố của tổ chức Ngăn cản tình trạng nới lỏng ngân sách phòng ban của nhà quản lý Những mục tiêu cao thách thức sự nỗ lực của các nhà quản trị

Từ dưới lên

Phát huy hết tác dụng và vai trò của ngân sách trong tổ chức. Tạo ra được một hệ thống các ngân sách rõ ràng cụ thể. Tạo ra các chỉ dẫn đi đến các mục tiêu của tổ chức.

Tạo mối lên kết giữa ngân sách và chiến luợc kinh doanh của công ty. Kiểm soát tốt tài chính của tổ chức và giúp xác định nguyên nhân của các mục tiêu bị thất bại.

Tạo mối liên kế hợp tác và thống nhất giữa các bộ phận trong toàn tổ chức.

Những người gần gũi nhất nới hoạt động sản xuất – được quyền quyết định về ngân sách.

Điểm yếu Từ trên

xuống

Người lập ngân sách có thể xa rời công việc kinh doanh thực tế hay quy tình sản xuất của một bộ phận riêng lẽ. Kết quả là mục tiêu đưa ra có thể không phù hợp hoặc không thể thực hiện được.

Không có sự phối hợp của nhiều người từ nhiều bộ phận, những người không được tham gia họ cảm thấy bị bỏ rơi khỏi quy trình ra quyết định và có thể không tham gia trọn vẹn một cách có ý thức hay vô thức vào việc đạt các mục tiêu đã lập ngân sách.

Từ dưới lên

Người tiếp cận thường xuyên với hoạt động sản xuất có thể không thấy được bức tranh chiến lược tổng thể.

Nếu việc đánh giá thực hiện bị ràng buộc với việc phải đạt mục tiêu như ngân sách dự toán, thì các nhà quản lý sẽ có động cơ nới lỏng ngân sách của mình bằng cách ước tính doanh thu dưới mức hoặc ước tính chi phí quá mức.

Với mục tiêu của đề tài là nâng cao hiêu quả hoạch định ngân sách cho Vinatex Đà Nẵng. Và để phát huy tốt nhất các lợi ích của việc hoạch định ngân sách. Sau khi tiến hành so sánh hai điểm mạnh của hai phương pháp hoạch định ngân sách, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp từ hoạch định ngân sách từ dưới lên là đáp ứng được mục tiêu nghiên cưu của đề tài.

Trong thực tế, Vinatex là công ty sản xuất, mô hình kinh doanh khá phức tạp và sử dụng nhiều loại ngân sách cụ thểđể phục vụ cho quá trình sản xuất và các quá trình khác của công ty, phương pháp từ trên xuống khá đơn giản với sự tham gia hoạch định của các nhà quản trị câp cao không đủ khả năng tạo ra các ngân sách thực tế, đủ khả năng hướng dẫn các hoạt động của công ty. Và theo điều tra, hiện tại Vinatex đang sử dụng phương pháp từ trên xuống cho việc hoạch định ngân sách. Với phương pháp này công tác hoạch định ngân sách chưa thực sự hiệu quả. Do đó chọn phương pháp hoạch định từ dưới lên là có khả năng ứng dụng cao vào thực tế. Tóm lại với phương pháp hoạch định từ dưới lên vừa đáp ứng được mục tiêu của đề tài vừa phù hợp với các điều kiện cụ thể trong thực tế. Nên t đây tôi quyết định tiếp tc nghiên cu lý thuyết v hoch định ngân sách theo hướng hoch định ngân sách t dưới lên.

Một phần của tài liệu Cải thiện phương pháp hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 33 - 35)