I. Giới thiệu về công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵ ng
I.2.3. Thiết kế tổ chức
Hình B.2: Sơđồ tổ chức(nguồn phòng tổ chức hành chính)
I.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
1. Giám đốc: do tổng công ty dệt may bầu ra và là người chịu trách nhiệm quản lí trong công ty, điều hành, phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, công tác tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính hiệu lực và hoạt động có kết quả. Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh XNK Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật công nghệ Kế hoạch thị trường Phòng QA Các bộ phận tham mưu Các đơn vị sản ấ Các đơn vị kinh Trung tâm cung ứng thiết bị dệt may Tung tâm giới thiệu và bán sản phẩm Phân xương thêu tự động XN may 1, 2, 3, 4, 5 Phân xương hoàn thành Các cửa hàng Các của hàng Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
Bên cạnh đó giám đốc là người có trách nhiệm trực tiếp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước tổng công ty, trước pháp luật và các chủ thể khác có liên quan.
Ngoài ra, giám đốc còn có trách nhiệm trong việc nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty để họ an tâm công tác và hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất .
2. Phó giám đốc: là người tham mưu cho giám đốc về sản xuất kinh doanh, có nhiệm vụ cùng các phòng ban theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất, tình hình tài chính của công ty. Đồng thời phó giám đốc là người được giám đốc uỷ thác ký các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
3. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lí nhân sự và phân công lao động một cách hợp lí
Đồng thời phòng nhân sự còn thực hiện các chếđộ đối với người lao động của công ty.
Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn tham mưu cho giám đốc việc tuyển dụng lao động, ra các quyết định về nhân sự và phân công lao động hợp lí .
4. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Tham gia đàm phán các hoạt động gầm phán, soản thảo tổ chức các hợp động kinh tế mua bán trong và ngoài nước.
Theo dõi và triển khai thực hiện đơn đạt hàng kinh doanh theo hợp đồng đã ký Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm cả FOB và nội địa. Xây dựng và đề ra giá cả và tỷ lệ lợi nhuận đối cới các sản phẩm kinh doanh.
5. Phòng kế hoạch thị trường:
Hoạch định kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực của cả công ty và của từng đơn vị trực thuộc.
Tham gia đàm phán, soạn thảo và tổ chức thực hiện các hợp động kinh tế (gia công) trong và ngoài nước.
6. Phòng tài chính - kế toán: có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác hoạch toán kế toán trong công ty, phản ánh đầy đủ các nguồn vốn và tài sản, lập báo cáo theo đúng qui định tài chính của công và nhà nước.
Quản lí theo dõi giám sát tình hình tài chính của công ty, tổ chức thanh toán đầu đủ kịp thời đúng thể lệ các khoản thanh toán của công ty .
Ngoài ra phòng tài chính - kế toán còn cung cấp đầy đủ các thôngt in kế toán tài chính của công ty, hướng dẫn công tác tài chính đối với các đơn vị trực thuộc
7. Phòng kĩ thuật – công nghệ: chịu trách nhiệm trước giám đốc về hệ thống máy móc thiệt bịcủa công ty. Đảm bảo qui trình kĩ thuật may theo đúng yêu cầu của khách hàng, có trách nhiệm kiểm tra tiến độ của quá trình sản xuất. Nghiên cứu cải tiến hệ thống máy móc thiết bị trong công ty để ngày càng nâng cao năng suất lao động .
8. Phòng QA(phòng quản lý chất lượng)
Nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các đơn vị trực thuộc và cơ sở gia công bên ngoài
Kiểm soát tiến độ sản xuất của các xí nghiệp và nhà máy, giải quyết kịp thời những phát sinh không phù hợp trong quá trình sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm
Phối hợp khách hàng để thực hiện công việc kiểm hàng trên day chuyền sản xuất hoặc thành phẩm.
9. Các đơn vị sản xuất trực thuộc:
Các nghiệp may I, II, III, IV, V, VI : có nhiện vụ tổ chưc sản xuất các đơn đạt hàng công ty giao, tạo ra các sản phẩm may mặc của các hợp đồng gia công xuất khẩu hay bán trên thị trường nội địa
Xưởng thêu tự động: chuyên thêu: Có hệ thống thêu tự động phục vụ công đoạn hoàn thiện sản phẩm.
Xưởng hoàn thành: Chịu trách nhiện về việc đóng kiện, ủi để hoàn thành công đoạn nhập kho thành phẩm.
10. Các đơn vị kinh doanh trực thuộc:
Trung tâm các thiết bị điện, điện lạnh ngành dệt may, bán các loại máy may và các tiết bị thuộc ngành may.
Trung tâm thương mại dệt may tổ chức quản lý 3 cửa hàng thực hiện chức năng kinh doanh thương mại cho các đối tượng khách hàng trong nước về sản phẩm quần áo may mặc thời trang.
I.2.3.3. Phân tích cơ cấu tổ chức
Vinatex Đà Nẵng có hình thức tổ chức cơ giới với các công việc được phân chia, chuyên môn hoá thành các bộ phận. Quyền hành được nắm giữ ở các nhà quản trị cấp cao là giám đốc và các phó giám đốc.
Mức độ phân quyền: Vinatex có một cơ cấu quyền lực tập trung vào Giám Đốc – người nắm tất cả mọi quyền lực trong công ty. Vì vậy mọi quyết định đều phải thông qua Giám Đốc. Tất cả các bộ phận còn lại trong tổ chức chỉ có quyền giải quyết các công việc hằng ngày. Với việc tập trung quyền lực cao ít có sự phân quyền cho cấp duới tất yếu gây ra các quyết định chậm chạp, không linh hoạt và gây quá tải dẫn đến ra quyết định không hiệu quả của nhà quản trị cấp cao.
Cơ cấu tổ chức được thiết kếtheo cấu trúc chức năng. Nhìn vào sơđồ tổ chức của công ty ta có thể thấy rõ, công ty được phân chia thành ba chức năng chính: Các bộ phận tham mưu theo chức năng, bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh.
Với cấu trúc theo chức năng phù hợp với môi trường ít biến đổi, ổn định. Nó có tác dụng nâng cao hiệu quả bên trong, chất lượng chuyên môn. Vì vây cấu trúc này có các điêm yếu như:
Phản ứng chậm với những thay đổi của môi trường, các quyết định tập trung ở cấp trên gây quá tải, kém có sự liên kết giữa các phòng ban. tổ chức ít có sự sáng tạo, có tầm nhìn hạn chế về mục tiêu chung của tổ chức.
Quan hệ theo chiều ngang: Công ty có quan hệ giữa các bộ phận chức năng khá mạnh, ngoài các mối quan hệ hợp tác chính thức thông qua các cuộc họp giao ban liên bộ phận diễn ra hàng tháng, thì khi đên Vinatex bạn có thể thấy của các phòng ban là không khoá trong, với sự ra vào tự do của các nhân viên các phòng ban khác nhau.
I.2.4. Mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp I.2.4.1. Mối quan hệ với khách hàng I.2.4.1. Mối quan hệ với khách hàng
Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với khách hàng là các khách hàng quốc tế tập trung gần như là toàn bộ ở thị trường Mỹ và EU.
Công ty có hai loại khách hàng là khách hàng gia công (11%) và khách hàng FOB(89%). Công ty đang chú trọng đến khách hàng FOB hơn vì đối tượng khách hàng này mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Khách hàng của công ty đều là các khách hàng truyền thống, nghĩa là các khách hàng hợp tác dài hạn với công ty. Thông qua các chính sách Marketing của công ty thì khách hàng đã tìm đến, thực hiện các kiểm tra về năng lực sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra khả năng đáp ứng yêu cầu đặt hàng, đặt hàng text thử. Sau khi đã thông qua tất cả các cuôc kiểm tra và các yêu cầu thì khách hàng đặt mối quan hệ hợp tác lâu dài với công ty.
Để duy trì các mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng thì công ty đặt vấn đề chất lượng và uy tín lên hàng đầu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các khách hàng. Mối quan hệ giữa công ty và khách hàng dựa trên quan điểm hợp tác lâu dài đôi bên cung có lợi, hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết và có khả năng. Đây là lý do mà trong gia đoạn khủng hoảng hiện nay công ty vẫn giữ được các mối khách hàng, minh chứng cụ thể là doanh thu năm 2008 vẫn duy trì được ở mức như năm 2007.
I.2.4.2 Mối quan hệ với nhà cung cấp
Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng xuất khẩu trực tiếp (FOB) với đối tượng khách hàng này công ty phụ trách mua nguyên vật lệu sản xuất khác với khách hàng gia công là họđưa nguyên vật liệu toàn bộđể công ty gia công.
Với khách hàng FOB, đa số họ chỉ định nhà cung cấp vải chính và nhãn. Đây là hai nguyên liệu chính, các nguyên liệu phụ còn lại thì công ty tự chọn nhà cung cấp. Và khách hàng chủ yếu là khách hàng truyền thông hợp tác lâu dài với công ty nên nhà cung cấp được chỉ định thường cố đinh. Do vậy công ty luôn có các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Từđó có được các hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp, đây chính là cớ sở để công ty ổn định giá đầu vào trong thời kỳ khủng hoảng.
I.2.5. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của tổ chức
Về chiến lược kinh doanh: công ty đang theo đuổi chiến lược chi phí thấp kết hợp với tạo sự khác biệt dựa vào chất lượng. Biểu hiện cụ thể chiến lược này là công ty luôn ban hành các văn bản về tiết kiêm chi phí sản xuất, trên thị trường thế giới thế mạnh cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trước nay vẫn là giá cả. Do đó chi phí sản xuất quyết định trực tiếp đến thành công của các công ty xuất khẩu hàng
dệt may không chỉ riêng Vinatex. Ngoài ra thị trường chính của Vinatex là Mỹ một thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn chất lượng. Biểu hiện cụ thể của chiến lược tạo sự khác biệt là công ty có phòng quản lý chất lượng toàn diện đó là phòng QA.
Chiến lược công ty
Hiện tại Vinatex đang có chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ đó là sản xuất và gia công xuât khẩu hàng dệt may. Thị trường mục tiêu của công ty là thị trường Mỹ
Công ty đang có các chính sách duy trì các mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp và khách hàng nhằm tạo ra tính ổn định trong kinh doanh của công ty.
Theo phương hướng hoạt động năm 2009, Vinatex đề ra các mục tiêu:
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT LÀ:
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành): 510 tỷ đồng. (Tăng 10% so với năm 2008)
Tổng doanh thu (không VAT): 600 tỷđồng (Tăng 11,09% so với năm 2008) Kim ngạch xuất khẩu: 38,643 triệu USD (Tăng 10% so với năm 2008) Lợi nhuận/vốn điều lệ: 22-25% (mục tiêu cụ thể: 5,15 tỷđồng)
MỤC TIÊU CỤ THỂ: Bảng B.2: Mục tiêu cụ thể S TT ĐƠN VỊ LAO ĐỘNG BQ (Triệu đ/người) DOANH THU CM NĂM 2009 (Triệu Đồng) LỢI NHUẬN TT (Triệu đ) LƯƠNG BQ (Triệu đ/người) 1 XN1 387 16.500 786,128 1,776 2 XN2A 390 15.000 853,106 1,603 3 XN2B 300 12.000 326,067 1,667 4 XN3 330 12.000 204,867 1,515 5 XN4 300 12.000 1.269,827 1,667 6 Phù Mỹ 600 20.500 68,404 1,481 7 Dung Quất 1300 41.000 268,064 1,314 8 XƯỞNG THÊU 32 1.300 51,441 1,693 3639 130.300 3.827,902 1,589 9 DOANH THU TM (TTTMDM&ĐĐL) 47 130.000 901,449 4,640 10 VĂN PHÒNG CTY 280 339.700 419,553 3,267 327 469.700 1.321,002 3,953 3.966 600.000 5.148,904 1,784 CỘNG Cộng TỔNG CÔNG
(nguồn phòng kinh doanh XNK)
Về phương hướng hoạt động năm 2009:
VỀ THỊ TRƯỜNG:
- Coi trọng khách hàng truyền thống và xây dựng chiến lược kinh doanh mang tính bền vững.
- Giữ vững thị trường Hoa Kỳđồng thời phát triển thêm thị trường EU và thị trường Nhật.
- Khai thác và phát triển khách hàng mới có tiềm năng để làm đối trọng và giảm thiểu rủi ro.
- Củng cố và hoàn thiện trung tâm thiết kế thời trang để hoạt động có hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu Vinatex Đà Nẵng.
- Xây dựng chiến lược nâng cánh thương hiệu để tạo dựng hình ảnh và uy tín của Vinatex Đà Nẵng đối với thị trường trong nước.
VỀĐẦU TƯ
- Đầu tư xây dựng Trung Tâm TMại tại 81 Thái Phiên.
- Dành khoảng 20 tỷ đồng đầu tư chiều sâu, các loại thiết bị chuyên dùng hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu lập dự án khả thi và chờ thời cơ thuận lợi để xây dựng nhà máy tập trung với quy mô lớn tại khu CN Đà Nẵng.
- Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến và công nghệ thông tin phục vụ cho SXKD.
- Tìm kiếm đối tác liên doanh liên kết để khai thác lợi thế khu đất tại 25 Trần Quý Cáp & 88 Thanh Sơn.
VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt để có chính sách đào tạo và đào tạo lại phù hợp nhằm đảm bảo năng lực quản lý và tính kế thừa.
- Ban hành quy chế quản trị Công Ty Cổ Phần để làm cơ sở pháp lý trong công tác quản trị tại Doanh nghiệp.
VỀ TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN-THỐNG KÊ
- Hoàn thiện và ban hành quy chế quản trị tài chính – kế toán phù hợp với doanh nghiệp cổ phần, bảo đảm tính chính xác, công khai minh bạch.
- Tăng cường kiểm tra giám sát của ban kiểm soát đối với mọi hoạt động của Công Ty.
I.3. Khái quát về tình hình kinh doanh của công ty I.3.1. Thị trường xuất nhập khẩu I.3.1. Thị trường xuất nhập khẩu
I.3.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Bảng B.3: Kim ngạch xuất khẩu Năm Trị giá (USD) Tăng trưởng (%) Trị giá FOB (USD) Tăng trưởng (%) 2006 12.925.962 100.00 16.520.062 100.00 2007 24.471.650 189.32 29.521.377 178.70 2008 28.137.942 217.69 35.133.595 212.67
(nguồn phòng kinh doanh XNK)
Trị giá là giá trị thực được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của công ty, trong đó bao gồm trị giá hàng gia công và hàng xuất khẩu trực tiếp, không bao gồm giá trị nguyên phụ liệu mà khách hàng cung cấp để công ty thực hiện gia công.
Trị giá FOB là giá trị hàng xuất khẩu bao gồm cả giá trị nguyên phu liệu mà khách hàng cung cấp để công ty thực hiện gia công.
Nhìn vào bảng ta thẩy tỷ lệ tăng trưởng trị giá cao hơn trị giá FOB, chứng tỏ trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thì hàng xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng ngày càng cao. I.3.1.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty Bảng B.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Tỷ trọng (%) Mặt hàng 2006 2007 2008 Jacket 9.36 10.63 22,44 Quần 50 54 66,28 Áo sơ mi 13.76 16.12 6,65 Các loại khác 26.88 19.25 4,63
(nguồn phòng kinh doanh XNK)
Theo bảng B.4 thì trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty thì sản phẩm quần chiếm tỷ trọng trên 50% qua 3 năm và tỷ trọng mặt hàng này có xu hướng tăng dần.
I.3.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty
Bảng B.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty 2006 2007 2008 Nước Trị giá FOB (USD) Tỷ trọng (%) Trị giá FOB (USD) Tỷ trọng (%) Trị giá FOB (USD) Tỷ trọng (%) Tổng KNXK 16.520.062 100 29.521.377 100 35.133.595 100 Mỹ 14.087.039 85,27 23.211.591 78,27 27.504.677 78,29% EU 1.648.738 9,98 4.800.310 16,26 6.584.773 18,74% Đài loan 218.856 1,32 125.232 0,42 619.458 1,76% Thị trường khác 505.852 3,07 2.868.945 4.51 424.687 1,21%
Thị trường Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. Đây cũng là thị trường công ty chú trọng, tập trung khai thác và phát triển.
I.3.2. Tình hình sản xuât và kinh doanh