vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia phân công lao động toàn cầu.
Đối với nước ta, chính sách của Nhà nước là phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức. Đó là những tiền đề quan trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, xem xét từ thực trạng lực lượng khoa học kỹ thuật và trình độ khoa học kỹ thuật của công ty thì đây là thách thức rất lớn đối với công ty trong giai đoạn phát triển mới. Bởi vì, hiện nay công ty mới chỉ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn có phẩm cấp thấp là chủ yếu.Với nhu cầu về các sản phẩm dầu nhờn ngày càng đa dạng đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn và trình độ công nghệ cao. Những sản phẩm mới phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và tính chuyên biệt của sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng như: dầu nhờn có mùi thơm, dầu nhờn chuyên biệt, dầu nhờn có tính chịu nhiệt và mài mòn cao...
2.3.2.3 Sự phát triển của hệ thống chính trị - xã hội và sự tham gia vào nền kinh tế thế giới. kinh tế thế giới.
Môi trường chính trị và pháp luật của Việt Nam đã và đang có ảnh hưởng tích cực đến việc tổ chức kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp, biểu hiện thông qua các nội dung sau:
Thứ nhất, Trong các năm qua, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Thể chế kinh tế thị trường được xây
dựng bước đầu. Hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan trọng. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia được giữ vững. Thế và lực của đất nước vững mạnh thêm, vị thế quốc tế của nước ta được nâng lên rõ rệt.
Thứ hai, Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường đã và đang được xây dựng tương đối đồng bộ. Các thể chế tài chính và hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh đang từng bước được hoàn thiện. Một loạt thị trường mới đang hình thành. Các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, tài chính, bất động sản có bước phát triển phù hợp với cơ chế mới.
Thứ ba, việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ thương mại của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Môi trường kinh doanh trở nên minh bạch, dễ dự đoán, thông thoáng và thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài. Là thành viên WTO, tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu, với trên 150 thành viên, Việt Nam có nhiều cơ hội, nhưng cũng phải đối phó với nhiều thách thức lớn, cạnh tranh gay gắt trên mọi phương diện.
Lĩnh vực kinh doanh dầu nhờn nói riêng và lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm hoá dầu nói chung tại Việt Nam là lĩnh vực rất hấp dẫn đầu tư và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù các Hãng lớn như Shell, Caltex, Esso-Mobil, ... đã đầu tư và tổ chức kinh doanh tại Việt Nam hơn 10 năm nay, nhưng đây mới chỉ là giai đoạn đầu đặt nền móng và thăm dò thị trường. Do sự hấp dẫn cao của thị trường, nên đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có thể xuất hiện trong thời gian tới, khi Việt Nam mở cửa thị trường theo lộ trình hội nhập WTO vào năm 2009, các Hãng sẽ đầu tư lớn và đồng bộ từ khâu sản xuất cho đến hệ thống tiêu thụ, cạnh tranh sẽ gay gắt và toàn diện hơn. Đây là thách thức rất lớn đối với công ty vì thực lực chưa đủ mạnh, đặc biệt về vốn, công nghệ kỹ thuật ngành hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm so sánh với các Hãng nước ngoài còn có một khoảng cách khá xa.
Ảnh hưởng của các chính sách đối với ngành sản xuất dầu nhờn
Chính sách thuế: Hiện nay mức thuế áp dụng đối với dầu gốc là 5% và dầu nhờn nhập khẩu là 10%, mức chênh lệch này không cao, nên không thể tạo điều kiện cạnh tranh cho các sản phẩm pha chế trong nước, nếu xem xét trong điều kiện toàn bộ nguồn dầu gốc các nhà sản xuất đều phải lệ thuộc vào các nguồn nhập khẩu từ bên ngoài. Khoảng chênh lệch này sẽ phải xoá bỏ theo lộ trình cắt giảm thuế trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm dầu nhờn nước ngoài tràn vào Việt Nam, cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm pha chế trong nước. Do vậy, các nhà sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu trong nước sẽ phải đứng trước nguy cơ phá sản hoặc buộc phải liên doanh với các nhà đầu tư sản xuất nước ngoài.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN: theo qui định của hiệp hội bắt buộc Việt Nam phải tuân thủ lộ trình dỡ bỏ các rào cản mậu dịch tự do và cắt giảm thuế nhập khẩu, mở cửa thị trường xăng dầu nói chung và các sản phẩm dầu mỏ khác nói riêng trong đó có các sản phẩm dầu nhờn. Do vậy càng tạo ra nhiều khó khăn và thách thức cho ngành sản xuất dầu nhờn vốn còn non trẻ của Việt Nam.
Tổ chức thương mại thế giới: Việt Nam đã đàm phán gia nhập thành công tổ chức WTO trong năm 2006, tổ chức với tiêu chí là thúc đẩy mậu dịch tự do, không phân biệt đối xử, hợp tác cùng có lợi trong thương mại toàn cầu.
Do vậy yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu cũng như các nhà sản xuất trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, rất khó cho các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh trước các nhà đầu tư nước ngoài rất mạnh về vốn, công nghệ và quản lý.