Các đối thủ khác

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CP HOÁ DẦU PETROLIMEX (Trang 69 - 70)

Với cuộc khủng hoảng nhiên liệu hoá lỏng ngày càng trầm trọng đẩy giá nhiên liệu nói chung và nguồn nguyên liệu sản xuất dầu nhờn lên cao liên tục như hiện nay, chắc chắn các các máy móc thiết bị được sản xuất trong tương lại sẽ có xu hướng sử dụng ít hoặc không sử dụng đến các dầu nhờn nữa. Ví dụ như xe máy chạy xăng, dầu sẽ có xu thế được sử dụng xe máy chạy điện. Loại xe máy chạy điện này không sử dụng dầu động cơ. Hoặc người sử dụng xe máy chạy xăng sẽ sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, lượng xe máy lưu thông giảm dần cũng đồng nghĩa với thị trường dầu lon cũng bị thu hẹp nhỏ lại…

Thị trường dầu nhờn ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng dầu nhờn nước ngoài chiếm vị trí dẫn đầu (sản lượng dầu lon của các hãng BP và Castrol chiếm 50% thị phần dầu lon Việt Nam với 90% là dầu cấp chất lượng cao, giá cao – nguồn báo cáo kinh doanh 2005 của hãng BP Petco), và có xu hướng lựa chọn các dòng sản phẩm cao cấp, giá cao để khẳng định uy tín thương hiệu và hiệu quả kinh doanh. Ở các thế yếu hơn, các hãng dầu trong nước hoặc các hãng dầu nhờn nước ngoài mới vào thị trường buộc phải sử dụng các chiến thuật khác nhau để tìm kiếm thị phần ở những nhóm sản

phẩm hoặc địa bàn mà các hãng lớn chưa quan tâm hoặc có lợi thế kinh doanh hơn nhằm tạo dựng và khai thác triệt để hệ thống kênh phân phối của mình. Qua đó, các hãng này mới dần từng bước khẳng định thương hiệu và vị trí của mình trên thị trường và dần dần chiếm các vị trí dẫn đầu ở các đoạn thị trường mục tiêu mà hãng đó lựa chọn, theo đuổi.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CP HOÁ DẦU PETROLIMEX (Trang 69 - 70)