Dầu nhờn được lựa chọn sử dụng phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng thế hệ động cơ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CP HOÁ DẦU PETROLIMEX (Trang 36 - 37)

thuật của từng thế hệ động cơ

Các sản phẩm dầu nhờn có độ tiêu chuẩn hoá rất cao, dầu nhờn thường được pha chế từ dầu gốc (một sản phẩm của quá trình cracking dầu mỏ) và các loại phụ gia dầu nhờn để đạt được các tính năng cơ bản của dầu nhờn là hạn chế ma sát, giảm mài mòn, làm mát, chống ăn mòn, truyền công suất, tạo kín, làm sạch, truyền nhiệt, cách điện…Việc xác định mức độ đáp ứng các tính năng cơ bản của một loại dầu nhờn thông qua các thông số kỹ thuật cơ bản như tỷ trọng, chỉ số độ nhớt, trị số kiềm tổng, nhiệt độ chớp cháy…

Dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật này, nhiều hiệp hội có uy tín trên thế giới đã phân loại dầu nhờn thành các cấp chất lượng khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là phân loại dầu nhờn theo API (Viện nghiên cứu dầu mỏ Hoa Kỳ), theo SEA (Hiệp hội kỹ sư ô tô) và JASO (Tổ chức tiêu chuẩn ô tô Nhật Bản).

Tại Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cũng thống nhất cách phân loại sản phẩm dầu nhờn động cơ theo API và SAE. Ví dụ, đối với dầu nhờn động cơ 4 thì chạy xăng, API phân chia dầu nhờn thành các cấp chất lượng từ thấp đến cao là SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SJ… Chữ cái S là chỉ dầu nhờn cho động cơ 4 thì chạy xăng, chữ cái sau chỉ cấp chất lượng của dầu nhờn. Dầu nhờn được xếp vào nhóm dầu có chữ cái càng về sau thì càng đáp ứng cao hơn các tính năng của dầu nhờn, giúp cho động cơ làm việc ở các điều kiện ngày càng khắc nghiệt hơn. Tại Việt Nam, căn cứ vào các tiêu chuẩn này, trên nhãn mác sản phẩm của bất kỳ nhà sản xuất nào với bất kỳ thương hiệu nào cũng đều phải ghi rõ dầu nhờn động cơ được xếp loại như thế nào theo API và SAE.

Thông thường các nhà sản xuất động cơ đều có khuyến cáo người sử dụng nên thay loại dầu nhờn có cấp chất lượng dầu theo API tối thiểu để đảm bảo cho động cơ vận hành an toàn. Do vậy, người tiêu dùng khi chọn mua dầu nhờn động cơ phải căn cứ vào các yêu cầu bôi trơn của động cơ để lựa chọn

chủng loại dầu nhờn cho phù hợp. Nhãn hiệu hay tên tuổi nhà sản xuất không phải là tiêu chuẩn để lựa chọn dầu nhờn. Hay nói một cách khác, khi có nhu cầu thay dầu, người tiêu dùng hoàn toàn có thể thay đổi nhãn hiệu dầu nhờn từ hãng này sang hãng khác mà vẫn đảm bảo động cơ vận hành an toàn nếu cấp chất lượng dầu phù hợp yêu cầu của động cơ. Đặc biệt là khi sản phẩm dầu nhờn đó được bày bán thuận tiện cho việc mua và thay dầu của người tiêu dùng.

Như vậy, khi phát triển hệ thống kênh phân phối dầu nhờn, việc phát triển mạng lưới bán lẻ càng rộng, càng bao phủ khắp địa bàn thì sản phẩm càng dễ được tiêu thụ. Ngoài đặc điểm nổi bật về mức độ tiêu chuẩn hoá và tính thay thế thì dầu nhờn còn có đặc điểm là giá trị một đơn vị sản phẩm không quá cao.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CP HOÁ DẦU PETROLIMEX (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w