Những yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CP HOÁ DẦU PETROLIMEX (Trang 78 - 81)

Dầu nhờn là một trong những vật liệu sử dụng cho tất cả các ngành công nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Vì vậy

môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm dầu nhờn và quyết định tốc phát triển ngành công nghiệp của mỗi quốc gia.

Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc kể từ khi tiến hành các chính sách đổi mới và thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ sau năm 1990 đã ghi nhận những kỷ lục về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trên 7% năm. Đây là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam có bước tiến nhảy vọt và ổn định về kinh tế xã hội so với thời kỳ bao cấp trước đó. Nhìn vào bảng sau ta có thể bao quát được tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1993 -2008:

Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%)

Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tốc độ tăng trưởng GDP 8.4 8.8 9.5 9.34 8.15 5.76 4.77 6.79 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng trưởng GDP 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.48 6.23 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội được nâng lên đã mở ra một thị trường tiềm năng về nhu cầu dầu nhờn đối với các nhà sản xuất. Một thị trường ngày nay với trên 86 triệu dân, thu nhập GDP đầu người đạt gần trên 1.000USD. Sự phát triển vượt bậc của ngành chế tạo máy, các ngành sản xuất công nghiệp đã mở ra tiềm năng phát triển rộng lớn cho lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dầu nhờn, nhu cầu sản lượng hàng năm khoảng 150.000 tấn với tốc độ tăng bình quân trên 20%. Thêm vào đó, sự ổn định về chính trị xã hội cùng các chính sách khuyến khích của Nhà nước đã hấp dẫn ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường xã hội và văn hoá của Việt Nam đã và đang có nhiều chuyển biến tác động ảnh

hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dầu nhờn, thể hiện thông qua các nội dung sau:

Thứ nhất, chính sách của Chính phủ ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp làm động lực để phát triển kinh tế và văn hoá ở các vùng miền trong cả nước. Dân số nước ta trên 86 triệu người và tỷ lệ tăng dân số trên 1,7%/năm, với khoảng 40% dưới 20 tuổi, hứa hẹn một thế hệ trẻ cho lực lượng sản xuất cũng như một thị trường tiêu dùng tiềm năng. Những cải cách về kinh tế đã cải thiện rất lớn mức sống của người dân đồng thời làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam trong các năm gần đây. Nhu cầu về các sản phẩm chất lượng cao đã xuất hiện ở những tầng lớp có thu nhập cao.

Thứ hai, bảo vệ môi trường được coi trọng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Chính sách của Chính phủ là ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Đòi hỏi phải phát triển các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao của máy móc thiết bị, đồng thời phải thân thiện với môi trường, điều này mở ra một thị trường tiềm năng phát triển các sản phẩm dầu nhờn mới trong tương lai.

Thứ ba, việc chuyển dịch cơ cấu lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn có những hạn chế, rất khó khăn trong việc giảm biên chế. Các thể chế về thị trường lao động chưa hoàn chỉnh, hệ thống bảo hiểm xã hội còn bao cấp, chưa phù hợp với kinh tế thị trường, gây nhiều cản trở trên bước đường phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cơ chế thị trường và hội nhập cũng đang đặt ra những thách thức lớn đối với ngành dầu nhờn của Việt Nam thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CP HOÁ DẦU PETROLIMEX (Trang 78 - 81)