Về cơ chế giải quyết đình công

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật Việt Nam (Trang 67 - 68)

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam

2. Về cơ chế giải quyết đình công

Đình công là một quyền quan trọng của ngời lao động, ngời lao động có quyền thực hiện đình công. Tuy nhiên việc giải quyết đình công lại thuộc trách nhiệm của nhà nớc. Nhà nớc cần coi đình công là quyền của ngời lao động nhng cũng cần có một cơ chế giải quyết tốt nhất.

Từ thực tiễn là không có cuộc đình công nào thực hiện đúng theo các trình tự thủ tục của pháp luật và không có cuộc đình công nào đợc giải quyết qua Toà án, chúng ta cần xem xét lại các vấn đề sau:

- Phân biệt rõ ràng hơn nữa đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Chúng ta đã công nhận quyền đình công và ngời lao động nhng các quy định của pháp luật về đình công hợp pháp lại ít cho ngời lao động đợc đình công hợp pháp. Các quy định pháp luật về đình công đều mang tính thủ tục. Chúng ta cần xem xét

cuộc đình công bất hợp pháp hay không phải qua cả thủ tục và nội dung thì mới đảm bảo tính chính xác, khoa học. Điều này có nghĩa là việc quy định các căn cứ công nhận cuộc đình công hợp pháp hiện nay cần bổ sung thêm căn cứ về nội dung là "các yêu sách của tập thể lao động đình công phải hợp pháp".

- Căn cứ hội đồng trọng tài hoạt động hiệu quả, thực tế cho thấy đình công thờng xảy ra ở các doanh nghiệp công nghiệp nhng Hội đồng trọng tài lại hoạt động rất nghiệp d, mất nhiều thời gian. Cần có Hội đồng trọng tài hoạt động chuyên nghiệp có tác phong công nghiệp.

- Thời gian để tiến hành giải quyết đình công trên thực tế đã làm cho cuộc đình công tiến hành không hợp pháp. Bởi mâu thuẫn thì gay gắt, nóng bỏng cần giải quyết ngay cần thời gian để hoà giải, để ra phán quyết quá dài, mất rất nhiều thời gian. Cần phải thay đổi lại vấn đề này.

- Giải quyết các cuộc đình công là một đòi hỏi khách quan, khẩn thiết. Chính vì vậy, khi cuộc đình công xảy ra thì thẩm quyền của toà án là xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, chứ không phải là giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp lao động. Sau đó, pháp luật cần có các quy định khác về trình tự tiến hành đình công, đảm bảo cho tập thể lao động tiến hành đình công một cách trật tự và hợp pháp.

- Theo quy định tại điều 99 của Pháp lệnh, ở hội nghị hoà giải, thẩm phán hớng dẫn cho đơng sự thoả thuận, thơng lợng với nhau. Hội nghị hoà giải không có thẩm quyền kết luận cuộc đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp. Do đó tại Hội nghị này hậu quả của cuộc đình công không đợc giải quyết triệt để. Hoà giải không thành là do thẩm phán không phán quyết đợc đình công hợp pháp hay không. Nếu kết luận đợc thì hai bên đơng sự có thể tìm đợc cách giải quýêt. Nếu sửa đổi đợc điều này thì cuộc đình công có thể đợc giải quyết nhanh hơn, có kết quả rõ ràng.

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w