Trình tự và thủ tục tiến hành đình công theo pháp luật Việt nam

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật Việt Nam (Trang 25 - 32)

Chuẩn bị đình công là việc Ban chấp hành công đoàn cơ sở cùng tập thể lao động phải làm trớc khi đình công theo một trình tự, thủ tục nhất định.

Khi tập thể lao động yêu cầu đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm lấy ý kiến tán thành đình công của tập thể lao động bằng cách bỏ phiếu kín hoặc tiến hành lấy chữ ký, Ban chấp hành công đoàn cơ sở đợc quyết định đình công khi kết quả có quá nửa tập thể lao động tán thành việc đình công. Việc lấy chữ ký phải bảo đảm tự nguyện, mọi trờng hợp ép buộc hoặc cản trở ngời lao động đều bị coi là vi phạm nghiêm trọng quyền đình công của họ.

Việc đình công của tập thể lao động do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Khoản 2 Điều 173 Bộ luật lao động Việt Nam quy định: “Việc đình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi đợc quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký”. Việc đình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định vì các lý do sau:

Thứ nhất, Ban chấp hành công đoàn cơ sở là ngời đại diện trực tiếp cho tập

thể ngời lao động, và là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả mọi ngời lao động. Ban chấp hành công đoàn cơ sở nắm bắt đợc mọi yêu cầu, mọi đề nghị của ngời lao động, mọi bất đồng xảy ra trong doanh nghiệp.

Thứ hai, trớc khi ra quyết định đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở

phải đợc quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín. Trong trờng hợp không đợc sử dụng cách bỏ phiếu kín thì phải có chữ ký của quá nửa số ngời trong tập thể lao động đồng ý mới đợc đình công là nhằm đảm bảo cả hai mặt: một là đảm bảo tính chặt chẽ về mặt pháp luật, hai là đảm bảo cho cuộc đình công của

tập thể ngời lao động do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. ở đây vai trò

của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền lợi của ngời lao động đợc thể hiện một cách rõ ràng nhất. Căn cứ để Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định đình công là khi có sự tán thành của quá nửa tập thể ngời lao động. Quá nửa ở đây phải là trên 50% số ngời trong tập thể lao động đồng ý. Việc quy định nh vây là để đảm bảo quyết định của Ban chấp hành công đoàn cơ sở là quyết định của đa số.

Thủ tục chuẩn bị việc đình công nh sau:

Khi có 1/3 số ngời lao động trong tập thể lao động của doanh nghiệp (nếu đình công tiến hành trong doanh nghiệp) hoặc quá nửa số ngời lao động trong một bộ phận của doanh nghiệp nếu đình công đợc tiến hành trong bộ phận đó thì Ban

chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành lấy ý kiến tập thể lao động bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký để xác định số ngời tán thành đình công. Nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở khởi xớng đình công thì cũng phải làm nh vậy. Nếu quá nửa số lao động trong phạm vi đình công thì công đoàn quyết định và lãnh đạo đình công. Việc quyết định, lãnh đạo đình công vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của tổ chức công đoàn, vì pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động quy định: “trờng hợp quá nửa tập thể lao động tán thành việc đình công mà Ban chấp hành công đoàn cơ sở thấy cần thiết phải tổ chức lấy lại ý kiến của tập thể lao động thì tổ chức ấy lấy lại ý kiến lần trớc. Nếu quá nửa tập thể lao động vẫn tán thành đình công thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải quyết định đình công và lãnh đạo cuộc đình công” (khoản 2 điều 81 pháp lệnh).

Sau khi quyết định đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở cử đại diện nhiều nhất là ba ngời để trao bản yêu cầu cho ngời sử dụng lao động, đồng thời gửi một bản thông báo cho liên đoàn lao động cấp tỉnh. Việc trao bản yêu cầu gửi bản thông báo đợc tiến hành chậm nhất ba ngày trớc ngày bắt đầu đình công đợc ấn định trong bản yêu cầu, bản thông báo. Nội dung của bản yêu cầu, bản thông báo phải nêu rõ các vấn đề bất đồng giữa tập thể lao động và ngời sử dụng lao động, nội dung cần giải quyết, kết quả bỏ phiếu hoặc chữ ký tán thành đình công và thời điểm đình công. Đình công phải đợc tiến hành có tổ chức.

Theo khoản 2 Điều 173 Bộ luật lao động “Việc đình công do Ban chấp hành

công đoàn cơ sở quyết định ”đã đề cao vai trò lãnh đạo đình công của Ban chấp…

hành công đoàn cơ sở. Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của tập thể lao động nên việc trao tổ chức này quyền lãnh đạo đình công là hợp lý. Tuy nhiên, ở những đơn vị cha có tổ chức công đoàn thì đơng nhiên tập thể lao động không đợc tiến hành đình công, ngời lao động phải chịu những thiệt thòi nhất định. Hiện nay, đơn vị sử dụng lao động không có tổ chức công đoàn không phải là ít, nhất là các doanh nghiệp t nhân và doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài.

Đình công là biểu hiện đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể, đình công xảy ra khi những mâu thuẫn và bất đồng giữa ngời lao động và ngời sử dụng lao động trở nên căng thẳng tột độ. Vì vậy, pháp luật có quy định cấm những hành vi thực hiện trong quá trình lao động. Điều 173 khoản 3 Bộ luật lao động quy định:

“nghiêm cấm các hành vi bạo lực, hành vi làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự an toàn công cộng trong khi đình công”. Khoản 1 điều 84 pháp lệnh: “Trớc khi đình công, trong khi đình công và sau khi kết thúc của đình công nghiêm cấm các hành vi sau đây:

- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc ngời khác đình công. - Dùng bạo lực, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, xâm phạm trật tự an toàn công cộng.

- Sa thải hoặc điều động ngời lao động đi làm việc nơi khác vì lý do đình công.

- Trù dập, trả thù ngời tham gia đình công hoặc lãnh đạo cuộc đình công. Nghiêm cấm tập thể ngời lao động có hành vi quá khích, trái pháp luật. Quyền đợc đình công nhng phải trong khuôn khổ pháp luật. Đình công là sự ngừng việc của tập thể lao động , để đòi hỏi ngời sử dụng lao động dành cho mình những lợi ích chính đáng. Song không thể vì lợi ích của mình mà lại có các hành vi bạo lực, làm tổn hại đến máy móc, trang thiết bị, tài sản của doanh nghiệp. Cấm mọi hành vi xâm phạm trật tự công cộng trong đình công, khi các hành động không còn ở mức độ cho phép, nếu cố tình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hai bên tranh chấp vẫn còn tiếp tục thơng lợng để giải quyết vấn đề một cách hoà bình và cần có sự cố gắng chung để sớm trở lại quan hệ lao động bình thờng, phát triển. Cũng tại các điều khoản trên, pháp luật lao động Việt Nam quy định chặt chẽ rằng, nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc ngời khác đình công. Mặt khác cấm việc sa thải hoặc điều động ngời lao động đi làm việc ở nơi khác, vì lý do đình công, hoặc trù dập, trả thù ngời tham gia đình công hay ngời lãnh đạo đình công. Việc pháp luật quy định nh vậy nhằm bảo vệ vị thế bất lợi của ngời lao động, nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của họ luôn có tính khả thi và có hiệu quả.

5. Cấm đình công hoãn và ngừng cuộc đình công

5.1. Cấm đình công

Theo quy định của pháp luật thì đình công là quyền của tập thể lao động. Tuy vậy cũng có những ngời lao động không đợc thực hiện quyền này. Quy định này dựa trên thực tế là để đảm bảo trật tự nơi công cộng, đời sống và lợi ích chung

của nhân dân không bị rối loạn. Điều 174 Bộ luật lao động quy định 3 loại hình doanh nghiệp mà tập thể lao động trong các doanh nghiệp đó không đợc đình

công: “ ở một số doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu…

cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốc phòng theo danh mục do Chính phủ quy định”.

Việt Nam đã có những quy định cụ thể về các doanh nghiệp, tổ chức không đợc đình công bằng Nghị định 51/CP ngày 29/8/1996 (Điều I) của chính phủ sau đó đã đợc sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 67/CP ngày 9/7/2002.

Theo các nghị định đó, các doanh nghiệp trọng yếu mà hoạt động của nó rất quan trọng tới đời sống nhân dân, tới nền kinh tế đất nớc và an ninh quốc phòng sẽ không đợc đình công. VD nh các doanh nghiệp phục vụ công cộng có tác động lớn đến sinh hoạt ở thành phố, khu công nghiệp lớn, điện lực, bu chính viễn thông hay

các doanh nghiệp quốc phòng…

Để đảm bảo quyền lợi của tập thể lao động làm việc trong các doanh nghiệp không đợc đình công. Pháp luật quy định các cơ quan quản lý Nhà nớc hữu quan phải có chế độ định kỳ làm việc với các doanh nghiệp này, nắm đợc tình hình và ý kiến của đại diện tập thể lao động và ngời sử dụng lao động. Nếu có tr- ờng hợp cá biệt mà tranh chấp lao động xảy ra thì phải giải quyết theo thủ tục hoà giải và trọng tài. Trong trờng hợp một trong hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các doanh nghiệp có tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng thì vấn đề giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của tập thể ngời lao động là điều cần thiết. Không thể kể đến khi các yêu cầu bùng nổ thành tranh chấp mới giải quyết mà lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành công đoàn cơ sở để đi sâu đi sát nhằm nắm vững mọi diễn biến, yêu cầu của tập thể lao động trong doanh nghiệp, từ đó đa ra các giải pháp, giải quyết một cá ch năng động, hợp lý, kịp thời và có hiệu quả.

Đối với doanh nghiệp không đợc đình công, khi có yêu cầu của tập thể lao động đòi hỏi giải quyết thì Ban chấp hành công đoàn có cơ sở tại doanh nghiệp phải tìm cách giải quyết, nếu không đợc giải quyết thì trong thời hạn ba ngày Ban

chấp công đoàn cơ sở phải kịp thời báo cáo với Liên đoàn lao động cấp tỉnh, ngời sử dụng lao động phải báo cáo với Sở Lao động thơng bình – xã hội và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để phối hợp giải quyết.

Còn nếu xảy ra tranh chấp lao động tại doanh nghiệp không đợc đình công thì hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở phải tiến hành giải ngay sau khi nhận đợc yêu cầu hoà giải. Nếu hoà giải ở Hội đồng hoà giải cơ sở không thành thì mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.

Đây là điểm khác biệt giữa doanh nghiệp đợc phép đình công doanh nghiệp không đợc phép đình công. Trong doanh nghiệp đợc phép đình công nếu họ không đồng ý với quy định của Hội đồng trọng tài cấp tỉnh thì họ tiến hành đình công hoặc yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Còn doanh nghiệp không đợc phép đình công thì chỉ đợc yêu cầu toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết chứ không đợc tiến hành đình công.

5.2. Hoãn và ngừng cuộc đình công

Điều 175 Bộ luạt lao động quy định: “Trong trờng hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng. Thủ t- ớng có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công”.

Về nguyên tắc, ngời lao động làm việc trong các doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng thì không có quyền đình công. Tuy nhiên nếu ngời lao động làm việc ở các doanh nghiệp khác tiến hành đình công mà có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng thì Thủ tớng Chính phủ vẫn có quyền quýêt định hoãn hoặc ngng cuộc đình công và giao cho cơ quan nhà nớc có thẩm quyền với công đoàn cùng cấp giải quyết. Nếu tập thể lao động không nhất trí với việc giải quyết của cơ quan trên thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Quy định trên là hoàn toàn hợp lý bởi vì lợi ích kinh tế của toàn xã hội và sự vững mạnh của nền chính trị đất nớc là hai vấn đề mấu chốt để xây dựng một xã hội văn minh, thịnh v- ợng. Tuy nhiên việc hoãn hoặc ngừng cuộc đình công chỉ đặt ra trong trờng hợp thật cần thiết và sự “nguy cơ” đối với nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công

cộng phải là nghiêm trọng và có thể xảy ra nếu không quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công đó một cách kịp thời.

Nhận xét

Qua trình bày ở trên, có thể thấy rằng, tranh chấp lao động tập thể là xuất phát điểm của đình công và đình công chính là đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể. Trong một xã hội ngày càng phát triển, cùng với những thành tựu kinh tế thì đình công là một vấn đề luôn tồn tại song hành. Có thể cho rằng đình công là một biểu hiện của phát triển kinh tế. Đình công không xấu và nó lại là một quyền chính đáng của ngời lao động. Tuy nhiên ảnh hởng tiêu cực cuả đình công là không hề nhỏ. Phải luôn quan tâm tới đình công, chúng ta biết rõ là không thể ngăn cấm nhng chúng ta phải có những biện pháp hớng đình công vào những mục đích chính đáng và giải quyết chúng ổn thoả. Điều đó là một phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.

Chơng II

Pháp luật về giải quyết đình công và thực tiễn giải quyết đình công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật Việt Nam (Trang 25 - 32)