Yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật Việt Nam (Trang 32 - 35)

I. Thủ tục giải quyết các cuộc đình công

2. Yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công

2.1. Ngời có quyền yêu cầu

Theo điều 87 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở, ngời sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh. Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân là những chủ thể có quyền yêu cầu hoặc khởi tố đề nghị Toà án kết luận đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp.

Trớc khi bắt đầu đình công, trong quá trình đình công hoặc sau khi đã ngừng đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn đến Toà án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp, ngời sử dụng có quyền nộp đơn đến toà án kết luận tính bất hợp pháp của đình công.

Trớc khi bắt đầu đình công hoặc trong quá trình đình công, cơ quan lao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động cấp tỉnh có quyền gửi văn bản đến toà án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp và bất hợp pháp. Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố để yêu cầu toà án kết luận cuộc đình công bất hợp pháp.

Tóm lại, quyền yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công trớc hết thuộc về Ban chấp hành công đoàn cơ sở và ngời sử dụng lao động là những chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ tranh chấp. Với t cách là đại diện cho tập thể lao động và có vai trò lãnh đạo đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu toà án kết luận đình công hợp pháp trớc, trong và sau khi đã ngừng đình công. Ngời sử dụng lao động với t cách là chủ sở hữu doanh nghiệp, quản lý, điều hành tập thể lao động nơi tập thể lao động tiến hành đình công có quyền yêu cầu Toà án kết luận tính bất hợp pháp của cuộc đình công.

2.2. Nội dung yêu cầu

Điều 88 pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động quy định ở doanh nghiệp tập thể lao động tiến hành đình công, ngời sử dụng lao động khi nộp đơn yêu cầu toà án kết luận đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp bao gồm nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định việc đình công; họ tên, địa chỉ những ngời lãnh đạo cuộc đình công.

- Họ tên của ngời sử dụng lao động.

- Lý do.

- Yêu cầu của ngời làm đơn

Kèm theo yêu cầu phải gửi các bản sao bản yêu cầu, bản thông báo về cuộc đình công, quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh về việc giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết cuộc đình công. Trong trờng hợp ngời nộp đơn là ngời sử dụng lao động phải nộp tiền lệ phí theo mức do chính phủ quy định.

Văn bản yêu cầu toà án kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp của cơ quan lao động cấp tỉnh, của liên đoàn lao động cấp tỉnh, văn bản khởi tố của Viện kiểm sát phải ghi rõ:

- Tên, địa chỉ của cơ quan yêu cầu. Họ, tên, chức vụ của ngời ký văn bản yêu cầu.

- Tên, địa chỉ doanh nghiệp nơi tập thể lao động đình công.

- Lý do yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp. - Các yêu cầu cụ thể.

Kèm theo văn bản yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc yêu cầu kết luận đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp.

2.3. Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ (Điều 90 Pháp lệnh)

Ban chấp hành công đoàn cơ sở, ngời sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng từ cần thiết theo yêu cầu của toà án trong quá trình giải quyết cuộc đình công và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu chứng cứ đó. Nếu cơ quan lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp tỉnh yêu cầu hoặc Viện kiểm sát nhân dân khởi tố yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công thì các cơ quan đó phải yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ.

2.4. Thụ lý đơn yêu cầu

Thụ lý đơn yêu cầu là việc toà án xem xét và chấp nhận yêu cầu đề nghị của ngời yêu cầu. Vì vậy, có thể nói rằng, các yêu cầu của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, ngời sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân có đợc toà án chấp nhận hay không chính là giai đoạn này. Khi nhận đợc đơn yêu cầu của các đơng sự và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, toà án sẽ xem xét đơn cùng các giấy tờ, các tài liệu liên quan. Nếu

thấy vụ việc đó thuộc thẩm quyền của mình, toà án sẽ tiến hành thụ lý. Khi đơn yêu cầu đã đợc thụ lý, toà án sẽ có trách nhiệm xem xét và giải quyết, cụ thể là: Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đợc yêu cầu toà án phải xem xét đơn cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo. Nếu xét thấy các cuộc đình công thuộc thẩm quyền của mình, toà án vào sổ thụ lý và thông báo cho ban chấp hành công đoàn cơ sở, ngời sử dụng lao động cơ quan lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết (Điều 91 – Pháp lệnh).

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w