Quy định về thủ tục thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu t

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Trang 46 - 48)

Liên quan đến nội dung này, trong quá trình xây dựng dự thảo Quy chế mới về đầu t theo hợp đồng BOT, BTO, BT đã tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, dự án BOT, BTO, BT đều thuộc quy hoạch đã đợc phê duyệt và đã đợc cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền đàm phán, thỏa thuân cụ thể với nhà đầu t về mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn, kỹ thuật, tài chính, quyền và nghĩa vụ của các bên

tham gia Và do vậy không cần thiết phải thực hiện thủ tục thẩm tra, cấp giấy…

chứng nhận đầu t nh quy định đối với các dự án BOT thông thờng khác mà nên giao cho các Bộ, ngành, UBND tỉnh tự xem xét quyết định. Tuy nhiên ý kiến khác cho rằng, Luật Đầu t đã quy định thủ tục thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu t phù hợp với lĩnh vực, quy mô vốn của từng dự án đầu t. Các dự án BOT thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu t nên không thể là ngoại lệ đối với các quy định của Luật này. Vấn đề quan trọng là cần quy định các thủ tục này phù hợp với chủ trơng của Chính phủ về phân cấp, cải cách thủ tục hành chính, đồng thời có tính những đặc thù trong việc thực hiện các dự án BOT. Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai, đối với các dự án BOT, BTO, BT việc cấp giấy chứng nhận đầu t cũng là một yêu cầu bắt buộc theo quy định của Luật Đầu t nhất là với các nhà đầu t nớc ngoài lần đầu có dự án đầu t tại Việt Nam và đòi hỏi phải áp dụng một cơ chế thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu t khác với các dự án đầu t thông thờng. Bởi lẽ, theo chủ trơng của Luật Đầu t 2005 thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho địa phơng bằng việc quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu t cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ( trừ các dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao). Đối với dự án BOT, BTO, BT nếu áp dụng cơ chế thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu t nh những dự án thông thờng sẽ gặp phải một số trở ngại về pháp lý quản lý do Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh đã là một bên chủ thể ký kết hợp đồng dự án. Khi UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu t, sẽ có trờng hợp UBND tỉnh thực hiện thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu t cho dự án mà chính mình là một bên ký kết hợp đồng, đã trực tiếp đàm phán với nhà đầu t và chủ tri phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra UBND tỉnh cũng không có đầy đủ thẩm quyền để thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu t cho các dự án đợc thực hiện tại nhiều địa phơng khác nhau ( nh đờng liên tỉnh) hoặc một số dự án quan trọng thuộc quy hoạch ngành (nh cảng hàng không, cảng biển quốc gia). Đối với dự án mà cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền là Bộ, Ngành thì việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cho dự án cũng không phù hợp với quy định hiện hành về chức năng, thẩm quyền. Bởi lẽ UBND cấp tỉnh không thể là cơ quan thẩm tra dự án do Bộ, Ngành đàm phán đồng thời cũng không thể chịu trách nhiệm về những cam kết mà cơ quan đó không thỏa thuận với nhà đầu t. Hơn nữa,

các dự án BOT, BTO, BT, nhất là các dự án sử dụng vốn đầu t nớc ngoài, có một số yêu cầu về đặc thù, đòi hỏi phải đàm phán các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh của Chính phủ (nh bảo đảm về cân đối ngoại tệ, bảo lãnh vay vốn ), về luật áp dụng,…

cơ chế giải quyết tranh chấp Việc đàm phán cũng nh… thẩm tra về vấn đề này không chỉ đòi hỏi khả năng chuyên môn mà còn phải có sự phối hợp liên ngành của các cơ quan Trung ơng do một cơ quan độc lập đứng ra làm đầu mối. Những trở ngại này đòi hỏi phải có quy định đặc thù khi xác định thẩm quyền thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu t cho các hợp đồng dự án và doanh nghiệp dự án. Và đòi hỏi phải có một cơ quan độc lập làm đầu mối phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện công tác này 1. Pháp luật hiện hành lựa chọn giải pháp: là giao cho BKH&ĐT chủ trì thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu t đối với các dự án BOT, BTO, BT mà không phân cấp về địa phơng nh dự án khác. Quy định này là hoàn toàn phù hợp và có cơ sở pháp lý ( thể hiện ở những hạn chế nh đã phân tích ở trên) nếu phân cấp cho địa phơng, Bộ quản lý ngành thực hiện thủ tục này nhng vẫn đảm bảo tính đồng bộ, không mâu thuẫn với các quy định về thẩm tra và chứng nhận đầu t trong Luật Đầu t 2005 và Nghị định 108/2006. Bởi trong các văn bản trên, quy định thủ tục này tùy thuộc vào từng lĩnh vực đầu t ( có điều kiện hay không có điều kiện, quy mô vốn của dự án đầu t ( từ 300 tỷ đồng trở lên ) mà các dự án đầu t BOT mang nét đặc thù về tính chất quy mô đối tợng cũng nh phơng thức thực hiện nên cần phải tuân theo một cơ chế đặc biệt về thẩm tra và chứng nhận đầu t so với các dự án đầu t và các lĩnh vực khác. Theo đó, các trình tự, thủ tục này do BKH&ĐT chủ trì đợc thực hiện theo quy định tại Đ17-Quy chế 78 thì các u đãi và bảo lãnh của Chính phủ phải phù hợp với hợp đồng dự án. Những quy định này tạo ra sự thống nhất, rõ ràng trong quy trình cấp phép đảm bảo tíêt kiệm thời gian chi phí cho nhà đầu t có thể triển khai dự án đúng tiến độ.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Trang 46 - 48)